CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Đất đai--Việt Nam

  • Duyệt theo:
41 Kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai từ thực tiễn giải quyết, xét xử tại tòa án / Nguyễn Hồng Nam, Nguyễn Hoàng Long // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 18-20 .- 346.597

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phức tạp, gay gắt nhất trong các loại hình tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Sau gần 10 năm thực hiện Luật Đất đai 2013, Toàn án đã có cố gắng và đạt được những thành tự quan trọng trong giải quyết, xét xử tranh chấp, khiếu kiện xét xử tội phạm liên quan đất đai.

42 Một số vấn đề pháp lý còn tồn tại về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất / Nguyễn Việt Hương, Nguyễn Đình Phong, Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Tiến Đạt // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 101-107 .- 346.597 043

Bài viết tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất, đồng thời làm rõ sáu bất cập còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất. Qua đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành pháp luật, góp phần phát huy tối đa vai trò của đấu giá quyền sử dụng đất với công cuộc phát triển đất nước.

43 Hoàn thiện các qui định của pháp luật về chuyển đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay / Bùi Đức Hiển // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 22(446) .- Tr.15 - 21 .- 346.597 043

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 5 năm 2023. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các quy định của Luật Đất đai năm 2013 về chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, chỉ ra một số bất cập, hạn chế và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.

45 Giải pháp hoàn thiện định giá đất và định giá đất theo cơ chế thị trường / Bùi Ngọc Tuân // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 22 (372) .- Tr. 20-22 .- 340

Về khung pháp luật quy định giá đất và định giá đất; Thực hiện khung pháp luật quy định giá đất và định giá đất; Gợi ý một số nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.

46 Những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng đất và tài sản trên đất của các đơn vị sự nghiệp công lập / Đinh Thu Trang, Phạm Thị Minh Thủy, Nguyễn Thị Lý, Tô Ngọc Vũ // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 22 (372) .- Tr. 33-35 .- 340

Nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong bảo vệ, quản lý và khai thác hiệu quả tài sản công là đất đai, góp phần đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định trong Luật Đất đai và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Từ đó, rút ra những vấn đề còn tồn tại hạn chế và đề xuất hướng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam.

47 Quy định về quyền bề mặt trong nội dung quy hoạch sử dụng đất các cấp / TS. Nguyễn Đắc Nhẫn // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 23 (373) .- Tr. 12-14 .- 340

Trình bày nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện nhằm nhằm thực hiện quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 về quyền bề mặt.

48 Đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người dân trong quá trình xác định giá đất tính bồi thường / Phan Trung Hiền, Nguyễn Đắc Thắng // .- 2021 .- Số 6(253) .- Tr.17 - 27 .- 346.597 043

Cân bằng lợi ích trong xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của mọi Nhà nước, bởi đây chính là động lực thúc đẩy sự ra đời của nhà nước. Cụ thể, khi xã hội công xã nguyên thủy mất đi tính công bằng lợi ích do sự nổi dậy của tư hữu thì nhà nước đã ra đời nhằm tái duy trì sự cân bằng lợi ích này. Hiện nay, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đang là một trong những vấn đề nóng nhất của xã hội Việt Nam. Bài viết phân tích bản chất của đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người dân trong quá trình xác định giá đất tính bồi thường; qua đó phân tích việc tuân thủ triết lý này dưới ba góc độ chủ thể, phương pháp và quá trình thẩm định giá. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình của pháp luật liên quan đến vấn đề này.

49 Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện luật đất đai / Doãn Hồng Nhung // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.8 - 12 .- 346.597 043

Trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản đang chịu tác động rất lớn từ dịch Covid-19, việc Chính phủ rút đề án sửa đổi Luật Đất đai chuyển sang năm 2021 đã gây không ít hụt hẫng cho doanh nghiệp và người dân khi nhiều bất cập liên quan đến Luật Đất đai chưa được sửa đổi đã khiến doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận đất đai để hình thành dự án (1). Bất động sản là một lĩnh vực đặc thù, bị chi phối bởi rất nhiều luật liên quan, trong đó nền tảng là Luật Đất đai. Do đó, chính sách đất đai nói chung có tác động rất lớn đến sự tồn vong, phát triển của doanh nghiệp, thị trường bất động sản. Luật Đất đai đã ra đời hơn 30 năm, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay Luật Đất đai năm 2013 thực thi trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai vẫn còn hàng loạt bất cập, chồng chéo gây lúng túng trong quản lý, khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận đất đai để đầu tư, xây dựng các dự án đô thị…

50 Làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai / Phan Trung Hòa // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.4 - 7 .- 346.597 043

Thực tiễn thi hành Luật Đất đai năm 2013, cho thấy có rất nhiều vấn đề phát sinh về mặt quan điểm, nhận thức và thực tiễn thi hành về chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, được xác định là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia và là tư liệu sản xuất đặc biệt, nguồn lực quan trọng của đất nước. Trong định hướng 11 nhóm chính sách cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, tác giả đồng thuận với Tờ trình của Chính phủ là cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai, coi đây là một định hướng hoàn thiện chính sách về đất đai có tầm quan trọng hàng đầu. Bài viết phân tích, làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai được dư luận và cử tri quan tâm.