CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật--Đất đai--Việt Nam
21 Một số vấn đề về quy định thu hồi đất,bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi sửa đổi Luật đất đai / Đinh Văn Liêm // .- 2023 .- Số 04 .- Tr. 31 – 35 .- 340
Dự thảo Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi) đã quy định khá rõ ràng về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục nguyên tắc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tá định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, nhất là những người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa rõ về tiêu chí để định lượng, cần được nghiên cứu và làm rõ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, chỉ ra một số điểm bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) về vấn đề này.
22 Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch sử dụng đất / Lê Thị Minh Trâm // .- 2023 .- Số 03 .- Tr. 21 – 26 .- 340
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện chiến lược, mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để các ngành, lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và là một trong những giải pháp lớn để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái. Để nâng cao chất lượng của quy hoạch sử dụng đất, các quy định của pháp luật đất đai về quy hoạch sử dụng đất ngày càng được đổi mới, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, tăng nguồn thu từ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bài viết phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch sử dụng đất, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện các quy định này.
23 Hoàn thiện quy định về chủ thể sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2013 / Lưu Quốc Thái // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2023 .- Số 04 (152) .- Tr. 10 – 20 .- 340
Luật Đất đai năm 2013 đã được đưa vào kế hoạch sửa đổi trong năm 2022 theo Nghị quyết 17/2021/ QH15 của Quốc hội khóa 15. Một trong những nội dung được đề cập sửa đổi có liên quan đến chủ thể sử dụng đất. Nhằm mục đích đóng góp ý kiến cho việc hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai swuar đổi nói riêng và pháp luật đất đai nói chung, bài viết này sẽ phân tích những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai hiện hành về vấn đề này và đưa ra giải pháp hoàn thiện.
24 Đề xuất các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) / Phan Trung Hiền // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 20 (394) .- Tr. 11-14 .- 340
Xác định bản chất, tiêu chí của các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; Vấn đề xác định những trường hợp nào áp dụng hỗ trợ và tái định cư.
25 Học thuyết tương xứng trong hạn chế quyền sở - Vận dụng vào việc giải quyết vấn đề đền bù khi thu hồi đất / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 19 (467) .- Tr. 17 -25 .- 910
Học thuyết tương xứng (doctrine of proprotionality) được đề xướng từ thế kỷ XIX trên cơ sở kế thừa và phát triển các học thuyết về công lý số học và công lý hình học của các triết gia cổ đại; Học thuyết được xây dựng trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề làm thế nào giải quyết xung đột giữa các lợi ích trái ngược được các chủ thể khác nhau theo đuổi trong khuôn khổ thực hiện các quyền chủ thể, đặc biệt là quyền sở hữu. Liên quan đến việc thu hồi đất trong pháp luật Việt Nam, học thuyết được thể hiện thành nguyên tắc công bằng, thoả đáng trong đền bù cho người bị thiệt hại do thu hồi đất đã được khẳng định từ lâu. Trong khuôn khổ sửa đổi Luật Đất đai, cần rà soát, đánh giá chất lượng và hiệu quả của các quy định cụ thể hoá nguyên tắc này trong Luật hiện hành, từ đó suy nghĩ về việc hoàn thiện hệ thống quy định liên quan trong khuôn khổ sửa đổi Luật Đất đai.
26 Giới hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp theo luật đất đai hiện hành và những vấn đề đặt ra / Phạm Thị Hương Lan // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr.29 - 33 .- 340
Ở nước ta, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Nhà nước điều hành, quản lý đất đai và trao lại quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Người sử dụng đất được quyền dùng quyền sử dụng đất của mình để thực hiện các giao dịch và được Nhà nước bảo vệ các quyền hợp pháp liên quan đến quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ dân sự, quyền sử dụng đất của người dân còn bị hạn chế bởi các quy định pháp luật đất đai hiện hành. Bài viết phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến giới hạn về quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
27 Giải quyết các vụ án hành chính về đất đai – Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Phi Hùng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 9-12 .- 340
Đất đai có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người, nó có ý nghĩa hàng đầu trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Xã hội ngày càng phát triển, các tranh chấp hành chính càng trở nên phức tạp và rắc rối hơn, đặc biệt trong đó là các vụ án hành chính liên quan đến vấn đề đất đai. Các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất phức tạp, phát sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội.
28 Bản chất quyền sử dụng đất tại Việt Nam và sự ảnh hưởng đến cấu trúc của Luật đất đai / Hoàng Thị Loan, Nguyễn Ngọc Tuyến // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 58-70 .- 340
Bài viết trình bày khái quát bản chất quyền sử dụng đất, quan niệm của một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển về việc quy định các quyền tài sản gắn liền với đất như Anh, Hoa Kỳ, Pháp và Đức; chỉ ra thực trạng cấu trúc của Luật đất đai về quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác gắn liền với đất tại Việt Nam. Nhằm góp phần hoàn thiện cấu trúc của Luật Đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định về quyền sử dụng đất, đồng thời mở rộng các quyền tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, thay đổi cấu trúc của Luật Đất đai trên cơ sở coi trọng hơn các quyền của người sử dụng đất.
29 Kinh nghiệm của Malaysia về đất ngầm và kiến nghị đối với Việt Nam / Trần Vang Phủ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 10 (458) .- Tr. 50 – 55 .- 340
Với tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng dân số như hiện nay thì việc sử dụng đất theo chiều ngang và xây dựng các tòa nhà cao tầngđã không thể đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang khai thác, sử dụng đất ngầm để phục vụ cho chiến lược phát triển của mình, đặc biệt là để phục vụ việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
30 Giải quyết xung đột đất đai : các chính sách, công cụ quốc tế và liên hệ với Việt Nam / PGS. TS. Đặng Minh Tuấn // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 11 (385) .- Tr. 17-19 .- 340
Khái quát nhận thức chung về xung đột đất đai và các chính sách, công cụ quốc tế trong giải quyết các xung đột đất đai. Trên cơ sở đó, liên hệ và đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam.