CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: FDI

  • Duyệt theo:
41 Chính sách đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết của EVFTA và EVIPA / Cao Phương Thảo, Nguyễn Thị Bích Ngọc // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 200 .- Tr. 20-24 .- 332.1

Khái quát nội dung cam kết về tự do hóa đầu tư và bảo hộ đầu tư trong EVFTA và EVIPA, một số khác biêt về chính sách đầu tư của VN so với EVFTA và EVIPA, khuyến nghị chính sách.

42 Chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút FDI tại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Phong Lan // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 51(61) .- Tr. 3-12,27 .- 658.153

Phân tích chính sách ưu đãi thuế đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) minh chứng thực hiện tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng khoa học giúp chính phủ và các cơ quan lựa chọn các giải pháp nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển.

43 Phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 1997-2017 trên cách tiếp cận lý thuyết năng lực hấp thụ / Ngô Thị Thanh Thúy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 31-33 .- 332.1

Mục tiêu của bài viết là đưa ra bằng chứng về mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 1997-2007, trên cơ sở tiếp cận lí thuyết năng lực hấp thụ FDI. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến trên cơ sở ứng dụng mô hình Autoregressive Distributed Lag (ARDL) của Pesaran (2001). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế tại Bình Định có ý nghĩa và phụ thuộc vào 2 yếu tố năng lực hấp thụ của địa phương bao gồm: cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

44 Giải pháp huy động nguồn lực FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam / Trần Kim Chung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.33 – 35 .- 332

Trong hai năm gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, hai lĩnh vực dẫn đầu trong thu hút FDI lần lượt là công nghiệp chế biến chế tạo và kinh doanh bất động sản. Vốn FDI đổ vào bất động sản giúp cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn nhờ bổ sung vào tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ cho nền kinh tế, đó là sự khác biệt quá lớn giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện, sự chiếm dụng và sử dụng không hiệu quả đất đai, thậm chí trục lợi từ đất đai ...Bài viết đánh giá thực trạng vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hạn chế thực trạng này.

45 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tại tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Thị Nga // .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 153 – 155 .- 658.022

Phân tích những lợi thế và bất lợi về điều kiện kinh tế - xã hội, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Thanh Hóa

46 Vai trò của tổ chức Đảng trong Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam / Lê Công Thành, Đào Thị Ngọc Mai // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 97-104 .- 330

Phân tích thực trạng, vai trò của tổ chức Đảng trong các Doanh nghiệp FDI, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tổ chức này trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

47 Chính sách thu hút FDI thế hệ mới và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam / Lê Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 700 .- Tr.137 - 139 .- 332.024

Bài viết phân tích sự thay đổi môi trường FDI trong bối cảnh mới, xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI trên thế giới và một số hạn chế đặt ra hiện nay.

48 Vai trò của khu vực FDI đối với tăng năng suất lao động ở Việt Nam / Nguyễn Tiến Long // .- 2019 .- Số 700 .- Tr.140 - 144 .- 332.024

Bài viết phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm kết nối chặt chẽ giữa khu vực FDI với các khu vực còn lại trong nền kinh tế, tạo động lực tang năng suất lao động cho nền kinh tế.

49 Các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào du lịch – nghiên cứu tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ / Trần Thanh Phong, Thân Trọng Thụy // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 273 .- Tr. 53-62 .- 658

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế, áp dụng vào lĩnh vực du lịch để chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến. Đồng thời lý thuyết động cơ đầu tư cũng được sử dụng để sắp xếp lại các nhóm nhân tố ảnh hưởng theo động cơ đầu tư mà các nghiên cứu trước đây rất ít đề cập. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trên một mẫu 356 nhà quản lý các khách sạn và khu du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để kiểm định mối quan hệ giữa các cấu trúc bậc một. Kết quả kiểm định chỉ ra rằng có 5 nhóm nhân tố chính tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến đó là: (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế tài nguyên du lịch; (3) lợi thế chi phí; (4) lợi thế cơ sở hạ tầng du lịch và (5) môi trường đầu tư (PCI). Kết quả kiểm định cũng chỉ ra: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhân tố “tài nguyên văn hóa” là 2 nhân tố mới, đóng góp 1 phần trong việc tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư du lịch.

50 Các nhân tố ảnh hưởng đến đình công trong doanh nghiệp FDI tại thành phố Hồ Chí Minh / Trần Văn Hưng // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 494 .- Tr. 74-86 .- 658

Trên cơ sở tiếp cận định tính, định lượng và kết quả phân tích đa nhóm của 613 phiêu điều tra, các đối tượng được khảo sát là công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Lê Minh Xuân, Linh Trung 1, .. bài viết cho thấy nhóm công nhân có thu nhập thấp thì phúc lợi có tác động lớn đến ý định đình công và tác động này là tác động dương, hoạt động công đoàn có tác động lớn thứ 2 đến đình công , sau đó đến yếu tố lôi kéo và cuối cùng là yếu tố năng lực lãnh đạo; ...