CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng huyết áp
1 Vai trò của câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng trong dự phòng đột quỵ não ở người bệnh tăng huyết áp / Trương Tuấn Anh, Hoàng Thị Vân Lan // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 5 .- Tr. 71-75 .- 610
Đánh giá kết quả thí điểm áp dụng mô hình câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng cho người bệnh tăng huyết áp dự phòng đột quỵ. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng, mỗi nhóm có 30 người bệnh tăng huyết áp 50- 75 tuổi. Thành lập câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng dành cho nhóm can thiệp. Kết quả: Sau can thiệp chỉ còn khoảng 1/4-1/3 đối tượng ở nhóm can thiệp chưa tuân thủ các nội dung về dùng thuốc. Con số này ở nhóm đối chứng là cao hơn nhiều, trong đó 3/4 số nội dung có tỷ lệ không tuân thủ về dùng thuốc ở mức 100%. Chưa nhận thấy được sự thay đổi đáng kể về việc tuân thủ chế độ ăn ở 02 nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ người kiểm soát được huyết áp ở nhóm can thiệp là cao hơn và có xu hướng tăng so với nhóm đối chứng. Cụ thể, nhóm can thiệp từ 70 tăng lên 73,3% sau 3 tháng can thiệp và sau 9 tháng là 86,7%. Các số liệu này ở nhóm đối chứng lần lượt là: 80, 60 và 53,3%. Kết luận: Câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và tuân thủ điều trị ở người bệnh tăng huyết áp, góp phần dự phòng nguy cơ đột qụy.
2 Nghiên cứu hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu của liệu pháp statin ở bệnh nhân tăng huyết áp phân tầng nguy cơ tim mạch cao / Đoàn Chí Thắng, Nguyễn Tá Đông, Huỳnh Văn Minh, Đinh Thiên An // .- 2025 .- Tập 188 - Số 3 .- Tr. 60 - 70 .- 610
Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị rối loạn lipid máu bằng statin hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc và tử vong tim mạch ở các bệnh nhân tăng huyết áp (THA). Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu của liệu pháp Statin ở bệnh nhân THA có phân tầng nguy cơ tim mạch cao, được tiến hành trên 105 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2024.
3 Tăng huyết áp ban đêm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp nguy cơ cao / Hoàng Huy Trường, Trần Văn Nam, Đặng Duy Phương // .- 2025 .- Tập 188 - Số 3 .- Tr. 95-105 .- 610
Nghiên cứu cắt ngang trên 96 bệnh nhân ≥ 60 tuổi có tăng huyết áp nguy cơ cao nhằm xác định tỉ lệ tăng huyết áp ban đêm và khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cùng các bất thường huyết áp qua theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ. Tỉ lệ tăng huyết áp ban đêm là 46,9%, tuổi trung bình 71,3 ± 8,6, nữ giới 60%.
4 Khẩu phần thực tế của người bệnh tăng huyết áp nội trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên / Phạm Diệu Quỳnh, Trương Thị Thuỳ Dương, Lê Thị Hương // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 59-67 .- 613
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý mãn tính không lây phổ biến thế giới với tốc độ gia tăng nhanh. Người bệnh THA có thể kiểm soát tốt huyết áp và phòng ngừa biến chứng bằng một chế độ ăn hợp lý. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mục đích đánh giá khẩu phần thực tế trên 90 người bệnh tăng huyết áp điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023 - 2024.
5 Tác dụng hạ huyết áp và chống oxy hóa của Nano Rutin trên mô hình tăng huyết áp do N(G)-nitro-L-arginine-methyl ester (L-NAME) trên chuột cống trắng / Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Thanh Tú // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 164-172 .- 610
Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá tác dụng hạ huyết áp và chống oxy hóa của Nano Rutin trên mô hình tăng huyết áp do L-NAME (N(G)-nitro-L-arginine-methyl ester) trên chuột cống trắng. Chuột cống trắng chủng Wistar được chia thành 5 lô, mỗi lô 12 con. Lô 1 chuột không gây tăng huyết áp. Với 4 lô còn lại chuột được gây tăng huyết áp bằng cách cho uống L-NAME (0,5% w/v trong nước cất) với liều 50 mg/kg/ngày trong 4 tuần liên tục. Trong đó, lô 2 chuột uống nước cất; lô 3 chuột được uống losartan 25 mg/kg/ngày; lô 4 chuột được uống Nano Rutin liều 280 mg/kg/ngày; lô 5 chuột được uống Nano Rutin liều 560 mg/kg/ngày. Thời gian uống thuốc thử là 4 tuần. Chuột được đo huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim tại thời điểm trước dùng thuốc, và sau dùng thuốc 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và 4 tuần. Nồng độ NO và các chỉ số đánh giá khả năng chống oxy hoá (SOD, GSH, MDA) trong huyết tương được đo tại thời điểm trước và sau 4 tuần.
6 Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp trên holter với rối loạn chuyển hóa tại Bệnh viện 199 - Bộ Công an / Hoàng Văn Đức, Trần Nam Chung // .- 2024 .- Số 02 (63) - Tháng 4 .- Tr. 73-81 .- 616
Khảo sát các yếu tố nguy cơ và đặc điểm của holter huyết áp 24h trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và sự biến đổi huyết áp ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.
7 Đặc điểm tăng huyết áp sau phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Trần Ngọc Hiếu, Lê Hồng Quang, Lê Trọng Phú, Đặng Thị Hải Vân // .- 2023 .- Tập 172 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 121-132 .- 610
Tăng huyết áp trong giai đoạn hồi sức sau phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ là hiện tượng tăng huyết áp thường gặp xảy ra trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật. Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 115 bệnh nhân chẩn đoán hẹp eo động mạch chủ đã được phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2023.
8 Xây dựng mô hình đánh giá cơn tăng huyết áp trên chuột nhắt / Nguyễn Xuân Phúc, Đoàn Văn Viên, Trần Mạnh Hùng // .- 2024 .- Tập 66 - Số 2 - Tháng 2 .- Tr. 20-25 .- 615
Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ và các biến chứng tim mạch. Việc xây dựng mô hình đánh giá cơn tăng huyết áp cho phép thử nhanh tác động của các thuốc hạ huyết áp, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và phát triển các mô hình dược lý mạn tính. Mô hình tăng huyết áp được tiến hành bằng cách tiêm phúc mạc xylometazoline ở các liều khác nhau và atropine tiêm dưới da với liều 0,4 mg/kg. Nghiên cứu sử dụng máy đo huyết áp đuôi chuột CODA high throughput để xác định mô hình phù hợp.
9 Tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế / Hoàng Thị Phương, Nguyễn Bảo Ngọc, Lê Thị Phượng // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 303-312 .- 610
Chuẩn bị niêm mạc tử cung chuyển phôi trữ bằng chu kỳ nhân tạo và chu kỳ tự nhiên là hai phác đồ phổ biến nhất. Tăng huyết áp (THA) được biết đến như một yếu tố căn nguyên đồng thời cũng là hậu quả của bệnh thận mạn tính (CKD). Với xu hướng tăng huyết áp ngày càng tăng như hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện trên 157 bệnh nhân bệnh thận mạn đang điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, nhằm khảo sát tình trạng tăng huyết áp và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trên đối tượng bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế.
10 Nhận xét đặc điểm tăng huyết áp trong thai kỳ song thai và đơn thai / Nguyễn Thị Huyền Anh, Nguyễn Mạnh Thắng, Trương Thanh Hương // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 161-170 .- 610
Nghiên cứu là nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sản khoa của những sản phụ song thai và đơn thai có rối loạn tăng huyết áp (THA) trong thai kỳ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 166 sản phụ THA trong thai kỳ đẻ tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 03/2023 đến tháng 06/2023.