CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông sản

  • Duyệt theo:
11 Xây dựng thương hiệu nông sản : trường hợp Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Chè Tam Đường / Trịnh Thùy Dương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 61-63 .- 658

Bài viết phân tích công tác xây dựng thương hiệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Chè Tam Đường thông qua hoạt động khảo sát ý kiến của người tiêu dùng và người lao động tại công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác xây dựng thương hiệu tại Công ty đã được quan tâm, đầu tư và mang lại một số hiệu quả.

12 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và tác động tới xuất khẩu nông sản Việt Nam / Nguyễn Vinh Thành // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(128) .- Tr. 25-44 .- 327

Đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU, đặt trong tổng thể quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU, từ đó đưa ra những nhận định về thời cơ, thách thức mà EVFTA mang lại và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

13 Phương pháp phòng trừ và nâng cao tính kháng bệnh virus ở thực vật / Đỗ Tiến Phát, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 4(Tập 19) .- Tr. 607-618 .- 580

Trình bày nguyên lý hoạt động, tính ứng dụng cũng như ưu nhược điểm của một số phương pháp truyền thống và công nghệ mới trong nghiên cứu chọn cây trồng kháng bệnh virus. Virus là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất đối với cây trồng. Sự xâm nhiễm và lây lan của virus trong cây thường gây ra những thiệt hại đáng kể về năng suất và chất lượng nông sản. Do tính chất nguy hiểm của bệnh virus gây ra với cây trồng và nền sản xuất nông nghiệp, rất nhiều biện pháp, công nghệ đã được xây dựng và phát triển phục vụ công tác quản lý, phòng trừ và nâng cao tính kháng bệnh virus ở thực vật. Phục tráng, tạo cây giống sạch virus thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng kết hợp với xử lý nhiệt, lạnh hay hóa chất đã cho thấy hiệu quả tốt và được ứng dụng rộng rãi. Ngoài ra, việc sử dụng tính kháng chéo hay quy tụ gen kháng cho thấy tính ưu việt trong nâng cao phổ kháng và tính bền vững với bệnh virus. Đặc biệt, việc sử dụng các công nghệ mới như chuyển gen, bất hoạt gen, chỉnh sửa gen đã tạo được những bước tiến vượt bậc trong nghiên cứu nâng cao tính kháng bệnh virus trên cây trồng.

14 Thực trạng triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Ninh Bình / Phan Thị Hằng Nga // .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 93-96 .- 330

Bài viết phản ánh thực trạng phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” ở tỉnh Ninh Bình thông qua việc đánh giá công tác triển khai, đặc điểm sản phẩm và các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm như đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình, tăng cường hỗ trợ cho chủ thể tham gia, chỉ ra xu hướng tiêu dùng sản phẩm nông sản an toàn, đồng thời xác định hướng phát triển các dòng sản phẩm mà Ninh Bình có thế mạnh, đề xuất các giải pháp trong phân phối và xúc tiến sản phẩm OCOP của Tỉnh.

15 Hệ thống biên nhân kho điện tử cho ngành hàng nông sản kinh nghiệm thế giới và gợi ý cho Việt Nam / Vũ Thị Thùy Linh, Lê Thị Thu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 109-111 .- 330

Ở nhiều quốc gia, hệ thống kho cho phép nông dần lưu trữ sản phẩm sau khi thu hoạch, cấp giấy biên nhận kho và sử dụng giấy này làm tài sản thế chấp cho các khoản vay dựa trên giá trị thị trường của hàng hóa của họ, do đó tạo ra các quỹ để trang trải chi phí ngay lập tức và giúp chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo, đảm bảo tài chính, nông dân có thể chờ giá thị trường cải thiện trước khi bán sản phẩm của họ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cần xây dựng được hệ thống kho nhận lưu trữ nông sản sau thu hoạch và hệ thống biên nhận nông sản được chấp nhận và có khả năng giao dịch bất chấp khoảng cách địa lý. Do đó, nếu xây dựng được hệ thống biên nhận kho điện tử phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường vay thế chấp bằng nông sản lưu trữ trong các kho lưu trữ.

16 Tác động của bảo hộ thương mại đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông sản Việt Nam / Dương Hoàng Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 105-107 .- 658

Bảo hộ thương mại là hành động của một chính phủ, thông qua việc sử dụng các công cụ trong chính sách thương mại quốc tế (TMQT), tạo nên các hàng rào ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, nhằm bảo vệ cho các ngành/doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước. Trong bảo hộ, chính phủ thường sử dụng chính sách thuế quan và chính sách phi thuế. Bài viết là sản phẩm của đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước “Phát triển bền vững xuất khẩu (XK) hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại”. Bài viết sẽ làm rõ một số vấn đề lý luận về tác động của bảo hộ thương mại đến DN sản xuất, XK nông sản và một số hàm ý chính sách giúp DN Việt Nam vượt qua rào cản bảo hộ, phát triển bền vững XK nông sản.

17 Hệ thống biên nhận kho điện tử cho ngành hàng nông sản: kinh nghiệm thế giới và gợi ý cho Việt Nam / Vũ Thị Thùy Linh, Lê Thị Thu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.109 - 111 .- 657

Ở nhiều quốc gia, hệ thống kho cho phép nông dân lưu trữ sản phẩm sau khi thu hoạch, cấp giấy biên nhận kho và sử dụng giấy này làm tài sản thế chấp cho các khoản vay dựa trên giá trị thị trường của hàng hóa của họ, do đó tạo ra các quỹ để trang trải chi phí ngay lập tức và giúp chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo, đảm bảo tài chính, nông dân có thể chờ giá thị trường cải thiện trước khi bán sản phẩm của họ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cần xây dựng hệ thống kho nhận lưu trữ nông sản sau thu hoạch và hệ thống biên nhận nông sản được chấp nhận và có khả năng giao dịch bất chấp khoảng cách địa lý. Do đó nếu xây dựng được hệ thống biên nhận kho điện tử phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường vay thế chấp bằng nông sản lưu trữ trong các kho lưu trữ.

18 Phát triển mô hình quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn trong xây dựng nông thôn mới / Đào Thế Anh // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.18-20 .- 610

Trình bày việc phát triển mô hình quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn trong xây dựng nông thôn mới. Quản lý an toàn thực phẩm là một trong những thách thức của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Do vậy, trong giai đoạn 2021-2030, phát triển mô hình quản lý chuỗi nông sản thực phẩm an toàn là một định hướng quan trọng của Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản và thu nhập của người dân nông thôn… Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn ở nước ta, bài viết đề xuất mô hình và giải pháp quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn trong thời gian tới.

19 Xây dựng thương hiệu cho nông sản đặc trưng, đặc sản miền núi Thanh Hóa / Ngô Chí Thành // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 580 .- Tr. 13 – 15 .- 658

Phân tích tình hình xây dựng thương hiệu cho nông sản đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi Thanh Hóa, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy xây dựng thương hiệu ccho sản phẩm nông nghiệp địa phương góp phần thúc đẩy tiêu thụ qua kênh phân phối hiện đại.

20 Thực trạng đổi mới hợp tác xã giúp tăng cường liên kết của nông hộ vào chuỗi giá trị nông sản công nghệ cao / Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Thị Lan Anh, Nguyễn Mạnh Sơn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 57-59 .- 330

Vai trò quan trọng của hợp tác xã kiểu mới; Thực trạng hiệu quả hoạt động của hợp tác xã kiểu mới; Thực trạng liên kết của hợp tác xã thúc đẩy sự tham gia của nông hộ vào chuỗi giá trị nông sản công nghệ cao; Hạn chế trong tiếp cận chính sách hỗ trợ phát triển liên kết