CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nông sản

  • Duyệt theo:
21 Thực trạng năng suất chất lượng nông sản Việt Nam / Trần Phương Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 564 .- Tr. 07-09 .- 330

Bài viết đề cập đến một số thực trạng trong sản xuất, kinh doanh nông sản Việt Nam và đưa ra một số giải pháp tương ứng nhằm gia tăng năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại lợi ích cho các bên có liên quan

22 Các mặt hàng nông sản Việt Nam : Rủi ro về giá và vấn đề phòng vệ / TS. Nguyễn Thị Nhung, CN. Nguyễn Thị Thu // Tài chính doanh nghiệp .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 10-16 .- 330.076

Bài viết đề xuất một số kiến nghị dành cho người nông dân và doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các trung gian tài chính bao gồm các ngân hàng thương mại và sở giao dịch hàng hóa, nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro về giá của các mặt hàng nông sản tại Việt Nam

23 Logistics trong tiêu thụ nông sản Việt / Trần Thị Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 49-50 .- 658

Logistics là gì? Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi sản xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan... nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

24 Nông sản Việt Nam: Thực trạng cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Đinh Xuân Cường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 58-60 .- 330

Bài viết đã cho thấy hoạt động sản xuất và lưu thông nông sản Việt Nam còn một số hạn chế như: Khoảng cách từ sản xuất đến thị trường còn quá xa; Đầu cơ hàng hóa; Kênh phân phối còn mang tính tự phát; Thị trường và đầu ra cho sản phẩm vẫn còn nhiều thách thức; Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ và manh mún; Chất lượng sản phẩm thiếu đồng nhất; Tiềm ẩn rủi ro, thiên tai và bệnh dịch...

25 Tác động của phát triển thủy điện MeKong đến an ninh lương thực ở Việt Nam / Đỗ Diệu Linh // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 87-92 .- 658

Bài viết tập trung vào phân tích tác động của phát triển thủy điện MeKong đối với thủy sản và sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, là quốc gia nằm phía cuối hạ nguồn hệ thống sông MeKong. Việc xây dựng thủy điện đã dẫn đến suy thoái đất nông nghiệp, một đầu vào quan trọng cho sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, các công trình đập cũng dẫn đến sự suy giảm chất dinh dưỡng tự nhiên từ đất, làm giảm đáng kể sản lượng nông sản, đặc biệt là các loại cây lương thực. Nguồn cung cấp và chất lượng nước ngọt từ dòng MeKong cũng bị ảnh hưởng tiêu cực do các công trình đập khác nhau. Tác động thứ hai liên quan đến tác động bất lợi đối với môi trường sống thủy sản và thủy sinh, dẫn đến sự sụt giảm về số lượng tạm thời của nghề cá và nuôi trồng thủy sản từ sông MeKong.

26 Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam / Phan Huy Đường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 536 .- Tr. 34-36 .- 658

Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.

27 Thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông sản của Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Thị Việt Nga, Phạm Minh Đạt // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 126 tháng 3 .- Tr. 2-17 .- 382.7

Trình bày ách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến xuất khẩu bền vững nông sản; Thực trạng ứng dụng công nghiệp 4.0 trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam; Đánh giá về tính bền vững trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam; Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông sản của Việt Nam dựa trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0.

28 Những thách thức trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam / Nguyễn Văn Hưng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 519 tháng 6 .- Tr. 33-34 .- 382.7

Trình bày các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực cuarVieetj Nam; Vị thế của các ngành nông sản Việt Nam trên thị trường; Giải pháp thúc ddaayrxuaats khẩu sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam.

29 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong năm 2018 / Nông Mai Thanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 517 tháng 5 .- Tr. 89-90 .- 382.7

Trình bày những trở ngại khi xuất khẩu nông sản ra nước ngoài và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

30 Giải pháp nào để giảm sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nông sản Việt Nam / Đoàn Thị Diệp Uyển // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 517 tháng 5 .- Tr. 102, 101 .- 330.959 791

Trung Quốc là thị trường lớn của nông sản Việt Nam; Giải pháp làm giảm sự lệ thuộc của nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.