CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật

  • Duyệt theo:
1 Bình luận về dự thảo luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và một số kiến nghị / Phạm Thị Giang Thu // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 109- 120 .- 340

Thực hiện Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 ngày 17/3/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được trình trước Quốc hội xem xét trong kì họp tháng 5/2023 và theo kế hoạch, sẽ thông qua vào kì họp tháng 11/2023. Bài viết bình luận cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn để đánh giá Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và đề xuất mười nhóm vấn đề nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật.

2 Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong xây dựng Luật ở Việt Nam hiện nay / Phí Thị Thanh Tuyền // Luật học .- 2023 .- Số 02 .- Tr. 33 – 47 .- 340

Bài viết phân tích khái quát một số vấn đề về khái niệm trách nhiệm giải trình; đánh giá thực trạng các quy định về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong xây dựng luật; từ đó đưa ra kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong xây dựng luật ở Việt Nam hiện nay, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy nhanh quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế.

3 Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn luật pháp / Nguyễn Thị Lan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 615 .- Tr. 25 - 27 .- 340

Bài viết nghiên cứu các quy định pháp lý trong việc sử dụng và phát triển AI; xem xét một số cách tiếp cận định nghĩa về AI và đặc thù bảo đảm pháp lý của lĩnh vực liên quan trong các tài liệu khoa học, phát triển và trình bày khái niệm AI của tác giả thông qua các dấu hiệu chính của nó.

4 Nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam - nhìn dưới góc độ pháp lý / Nguyễn Hằng Hà, Đỗ Thị Kiều Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 68-72 .- 658

Bài viết phân tích một số bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam về nhà đầu tư trên thị trường này, trong đó chủ yếu tập trung vào hai loại hình nhà đầu tư là nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

5 Những điểm mới trong quy định pháp luật về khiếu nại và khởi kiện liên quan đến kiểm toán nhà nước / Lê Thu Thảo // Nghề luật .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 39 – 42 .- 340

Ngày 26/11/2019, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước (Luật KTNN) năm 2019 sửa đổi, bổ sung 15 nội dung của Luật KTNN năm 2015. Luật có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020. Trong 15 nội dung sửa đổi, bổ sung nêu trên, Luật KTNN đã bổ sung quyền khiếu nại và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào nêu, bình luận một số điểm mới về khiếu nại và khởi kiện liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước.

6 Hoàn thiện pháp luật về quan hệ kiểm soát quyền lực nhà nước giữa quốc hội và chính phủ / Lê Minh Thông // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 3-12 .- 340

Hiện nay ở nước ta kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm soát việc thực hiện quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ nói riêng đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trên tinh thần của cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, nhiều chủ trương giải pháp về kiểm soát quyền lực đang được triển khai và đạt được kết quả tích cực. Bên cạnh đó, việc kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục kịp thời.

7 Một số bình luận, trao đổi và góp ý cho dự thảo luật hòa giải, đối thoại tại tòa án / Trần Đình Thắng // .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 34-38 .- 340

Tác giả phân tích, bình luận và góp ý, đề xuất phương án hoàn thiện đối với 7 nội dung của dự thảo luật hoà giải, đối thoại tại toà án

8 Trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng luật ở nước ta – Thực trạng và kiến nghị / Bùi Thu Hằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 20 (396) .- Tr. 22 – 26 .- 340

Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, bài viết đi sâu phân tích những bất cập và hạn chế trong việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng luật hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình này.

9 Luật hồi tỵ trong quan chế Trung Quốc và Việt Nam thời phong kiến – bài học kinh nghiệm cho hoạt động tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức hiện nay / Chử Đình Phúc, Trần Thị Hoa // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 12 (220) .- Tr. 40 - 54 .- 327

Trình bày những điều như sau: 1. Một số vấn đề chung về chế độ hồi tỵ; 2. Chế độ hồi tỵ trong quan chế Trung Quốc thời phong kiến; 3. Ảnh hưởng của luật hồi tỵ trong chế độ quan lại của Trung Quốc đối với Việt Nam thời phong kiến và 4. Một số giá trị có thể kế thừa của chế độ hồi tỵ trong việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ công chức hiện nay.

10 Tác động của chính sách về quyền tự chủ đến hoạt động KH&CN trong trường đại học / Trần Thị Hồng // .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.61-64 .- 342

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về quyền tự chủ trong các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập và đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có trường đại học), bài viết đã chỉ ra các tác động (dương tính, âm tính) của những quy định này đối với hoạt động KH&CN trong trường trường đại học. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao quyền tự chủ về hoạt động KH&CN trong trường đại học.