CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật

  • Duyệt theo:
11 Giải pháp đối với việc sử dụng án lệ trong đào tạo Sau Đại học tại các cơ sở đào tạo Luật ở Việt Nam / Nguyễn Bá Bình // Luật học .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 92 – 100 .- 340

Bài viết đề xuất các giải pháp đối với việc sử dụng án lệ trong đào tạo sau đại học ở các cơ sở đào tạo luật: 1. Giảng dạy các vấn đề cơ bản về án lệ và áp dụng án lệ; 2. Sử dụng án lệ với tư cách là học liệu và là phương pháp sử dụng bản án; 3. Đưa án lệ vào danh mục các đề tài tốt nghiệp và khuyến khích học viên thực hiện luận văn, luận án về chủ đề này.

12 Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua chính sách đối với luật, pháp lệnh / Lê Thị Ngọc Mai // Luật học .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 24 – 35 .- 340

Bài viết phân tích các quy định của pháp luật về xây dựng và thông qua chính sách đối với luật, pháp lệnh, làm rõ trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng và thông qua chính sách của luật, pháp lệnh; đánh giá những điểm hợp lí, chưa hợp lí và thực tiễn thực hiện quy trình xây dựng chính sách; đưua ra ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách, nâng cao chất lượng hoạt động ban hành luật, pháp lệnh.

13 Khó khăn tâm lí trong đọc tài liệu của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội / Đặng Thanh Nga // Luật học .- 2018 .- Số 2 (213) .- Tr. 90-100 .- 340

Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đọc tài liệu của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

14 Hệ tiêu chí đánh giá bản thảo bài tạp chí luật: Bài học kinh nghiệm từ nước ngoài / Nguyễn Thị Ánh Vân // Luật học .- 2017 .- Số 12 (211) .- Tr. 75-87 .- 340

Tìm kiếm bài học hữu ích cho các tạp chí luật ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong việc xác định hệ tiêu chí cần thiết để sàng lọc một cách có hiệu quả bản thảo bài tạp chí luật đủ tiêu chuẩn xuất bản.

15 Hoạch định chính sách trong xây dựng luật, pháp lệnh ở Việt Nam hiện nay / Cao Kim Oanh // Luật học .- 2017 .- Số 6 (205) .- Tr. 34-43 .- 340

Phân tích sự cần thiết hoạch định chính sách; đánh giá điểm mới về hoạch định chính sách của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và thực tiễn thực thi, từ đó đề xuất một số kiến nghị.

16 Sử dụng phương pháp tình huống trong đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội / Vũ Thị Lan Anh // Luật học .- 2017 .- Số 6 (205) .- Tr. 63-72 .- 340

Giới thiệu về phướng pháp tình hướng, ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phương tình huống trong đào tạo luật, từ đó đề xuất một số giải pháp.

17 Các môn luật so sánh chuyên ngành trong chương trình đào tạo luật của Mỹ và kinh nghiệm cho Trường Đại học Luật Hà Nội / Nguyễn Thị Ánh Vân // Luật học .- 2017 .- Số 6 (205) .- Tr. 86-100 .- 340

Bàn luận về việc đưa các môn luật so sánh chuyên ngành vào chương trình đào tạo luật ở một số trường luật của Mỹ và chỉ đưa ra sự cần thiết phải hoàn thiện chương trình đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội theo hướng bổ sung các môn luật so sánh chuyên ngành nhằm góp phần gia tăng những kiến thức cần thiết cho các luật gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế lan rộng.

18 Bàn về vấn đề xác lập quyền hưởng dụng theo quy định của Luật / Trần Thị Cẩm Nhung // Luật học .- 2017 .- Số 9 (353) .- Tr. 42-46, 70 .- 340

Phân tích vấn đề quyền hưởng dụng được xác lập thông qua quy định của luật nhằm chỉ ra một số trường hợp được xem như quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự và các văn bản luật liên quan.

19 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các nội dung “bổ sung” / Lê Mai Thanh // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 7 (351) .- Tr. 67-75, 84 .- 340

Phân tích cách tiếp cận, đặc điểm cũng như những nội dung “bổ sung” - những nội dung thương mại phi truyền thống - trong các Hiệp định đó nhằm nhận diện một số rủi ro pháp lý mà Việt Nam phải giải quyết trong quá trình theo đuổi chính sách tự do thương mại.

20 Chất lượng đào tạo sau đại học về luật học những vấn đề được đặt ra / Nguyễn Ngọc Hòa // Luật học .- 2017 .- Số 2 (201) .- Tr. 89-96 .- 340

Phân tích 5 mâu thuẫn đang tác động xấu đến chất lượng đào tạo sau đại học về luật học, qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục các mâu thuẫn đó để đảm bảo chất lượng đào tạo đại học về luật học của mỗi cơ sở đào tạo nói riêng cũng như của toàn quốc nói chung.