CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Khởi sự kinh doanh

  • Duyệt theo:
11 Thu nhận tri thức khởi nghiệp từ mạng xã hội: tiếp cận từ mô hình xem xét kỹ lưỡng / Nguyễn Quang Thu, Trần Thế Hoàng, Hà Kiên Tân // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 252 tháng 6 .- Tr. 67-78 .- 658

Nghiên cứu kiểm định quá trình thu nhận tri thức khởi nghiệp thông qua mạng xã hội bằng mô hình xem xét kỹ lưỡng (Elaboration likelihood model - ELM) theo hướng trung tâm và hướng ngoại vi. Kết quả phân tích từ 438 sinh viên bằng công cụ PLS-SEM cho thấy yếu tố chất lượng kinh nghiệm khởi nghiệp (hướng trung tâm) và yếu tố nguồn gốc kinh nghiệm (hướng ngoại vi) có tác động cùng chiều đối với nhận thức, thái độ và tư duy khởi nghiệp. Đồng thời, yếu tố gắn kết khởi nghiệp đóng vai trò điều tiết (nhóm) có tác động: (1) cùng chiều lên mối quan hệ giữa chất lượng kinh nghiệm khởi nghiệp đến nhận thức sự hữu ích; (2) cùng chiều lên mối quan hệ giữa chất lượng kinh nghiệm khởi nghiệp đến thái độ; (3) ngược chiều lên mối quan hệ giữa nguồn gốc kinh nghiệm đến nhận thức sự hữu ích. Nghiên cứu cũng đưa ra đóng góp về học thuật và thực tiễn. Cuối cùng đưa ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

12 Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp / Nguyễn Văn Thịnh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 678 tháng 4 .- Tr. 4-8 .- 658

Tổng quan về hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam; Một số nhóm biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Đánh gias hệ thống pháp lý và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp; Kết luận và gợi ý chính sách.

13 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm Nghiệp / Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Thành Trung Hiếu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 498 tháng 7 .- Tr. 76-79 .- 658

Trình bày 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm Nghiệp: sự đam mê kinh doanh; thái độ về khởi nghiệp; nhận thức và khả năng bản thân về kinh doanh; giáo dục và định hướng của nhà trường; nền tảng và ý kiến gia đình; khả năng huy động nguồn nhân lực cho khởi sự; ý kiến người xung quanh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển khởi sự doanh nghiệp của sinh viên trong thời gian tới.

14 Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp: Nhìn từ kinh nghiệm của Hàn Quốc / TS. Trần Thị Vân Anh // Tài chính .- 2016 .- Số 640 tháng 9 .- Tr. 25-28 .- 658

Phân tích những chính sách hỗ trợ quá trình xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Hàn Quốc, từ đó rút ra một số gợi ý chính sách cho VN.

15 Khởi dòng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp / TS. Nguyễn Thanh Huyền, ThS. Trần Hoài Anh // Tài chính .- 2016 .- Số 640 tháng 9 .- Tr. 17-20 .- 332.1

Trình bày vốn và tiến trình doanh nghiệp khởi nghiệp, thị trường vốn cho doanh nghiệp tại VN và một số giải pháp hỗ trợ triệt để doanh nghiệp khởi nghiệp có đủ vốn.

16 Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam năm 2014: Nhìn nhận qua nghiên cứu chỉ số khởi sự kinh doanh toàn cầu / Lương Minh Huân, Nguyễn Thị Thùy Dương // Khoa học & Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Tập 4 số 5/2016 .- Tr. 6-13 .- 658

Tìm hiểu về các cơ hội kinh doanh, khả năng nắm bắt các cơ hội này để khởi sự kinh doanh tại các quốc gia chính là mục đích của nghiên cứu chỉ số khởi sự kinh doanh toàn cầu (Global Entrepreneuship Monitor – GEM).