CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đo lường

  • Duyệt theo:
1 Tiếp cận đo lường an toàn xã hội trên thế giới và hàm ý cho phát triển bộ chỉ số an toàn xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Đức Chiện, Lê Quý Dương Đoàn, Đoàn Thu Phương, Nguyễn Thị Ngân // .- 2024 .- Tháng 1 .- .- 320

Phân tích các tài liệu thứ cấp về đo lường an toàn xã hội và ững dụng của những đo lường này nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quát về vấn đề. Từ đó, đưa ra khuyễn nghị, một số gợi ý cho việc xây dựng và phát triển bộ chỉ số đo lường an toàn xã hội tại Việt Nam.

2 Đo lường mức độ tập trung ngành và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Lý Phương Thùy, Bùi Văn Trịnh, Lê Cảnh Bích Thơ // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 111 - 113 .- 332

Nghiên cứu này sử dụng chỉ số tập trung nhóm (CR , CR) và chỉ số Herfindah-Hirschman Index (HHI) để đo lường mức độ tập trung ngành và sử dụng chỉ số Lerner để đánh giá sức mạnh thị trường của 29 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2022. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ tập trung ngành trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 – 2022 ở cả 3 phương diện tổng tài sản, cho vay, tiền gửi. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường được đo lường bằng chỉ số Lerner cụ thể như sau: Mức độ tập trung, quy mô ngân hàng, dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế, vốn ngân hàng, độ trễ của sức mạnh thị trường, tiền gửi khách hàng, đa dạng hóa thu nhập.

3 Trao đổi về chỉ số đo lường chất lượng kiểm toán khu vực tư / Đặng Anh Tuấn // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 155-158 .- 657.45 071

Chất lượng kiểm toán vẫn được xem là khái niệm phức tạp, khó đo lường chính xác. Nghiên cứu này làm sáng tỏ các quan điểm khác nhau về chất lượng kiểm toán và các chỉ số đo chất lượng kiểm toán trong các nghiên cứu hàn lâm, từ đó đề xuất mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán trong khu vực tư. Mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào năm nhóm yếu tố ảnh hưởng và các chỉ số đo lường chất lượng kiểm toán tương ứng. Trong đó, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, sự đánh đổi giữa tính chuyên nghiệp và chủ nghĩa thương mại (còn gọi là tính độc lập của kiểm toán viên) được xem là những yếu tố ảnh hưởng chi phối đến chất lượng kiểm toán. Kết quả này hàm ý rằng, những nỗ lực nâng cao chất lượng kiểm toán cần dành sự quan tâm đến toàn bộ chức năng kiểm toán, tức là quy trình, con người và động lực, những yếu tố này cùng ảnh hưởng đến dịch vụ do kiểm toán viên cung cấp và chất lượng của chúng.

4 Đo lường mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương tại Việt Nam và một số khuyến nghị / Huỳnh Quốc Khiêm // .- 2023 .- Số 643 - Tháng 9 .- Tr. 45 - 47 .- 332.04

Nghiên cứu này, mức độ đọc lập của Ngân hàng Trung ương tại Việt Nam còn tương đối thấp nhưng có khuynh hướng tương dần theo thời gian. Nghiên cứu cũng đề xuất các khuyến nghị để cải thiện chỉ số này nhằm tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Việt Nam với chức năng là Ngân hàng Trung ương tại thời gian tới.

5 Tổng hợp phương pháp đo lường tác động xã hội của doanh nghiệp / Đồng Thị Kiều Trang, Lương Thị Ngọc Hà // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 4(Tập 64) .- Tr. 36-40 .- 330

Đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đo lường tác động xã hội, góp phần giúp doanh nghiệp kinh doanh theo hướng bền vững. Đo lường tác động xã hội đem lại nhiều lợi ích cho cac doanh nghiệp. Cụ thể là giúp các doanh nghiệp nhận thức được mình đang ở đâu và đang làm gì, tức là các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp đang tạo ra những kết quả nào, có đem lại hiệu quả hay không để từ đó có những quyết định định hướng trong tương lai. Nhằm đem lại một cái nhìn tổng quát về các phương pháp đo lường tác động xã hội của doanh nghiệp, nghiên cứu này tổng hợp và phân loại 49 phương pháp đo lường tác động xã hội đang được áp dụng phổ biến trên thế giới trong thời gian gần đây. Bằng việc xem xét trên 6 khía cạnh cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 14/49 phương pháp thực sự đo lường được tác động xã hội một cách cụ thể.

6 Đo lường ổn định tài chính các quốc gia - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Vũ Hải Yến // Ngân hàng .- 2018 .- Số 13 tháng 7 .- Tr. 49-56 .- 332.1

Giới thiệu một số vấn đề cơ bản về ổn định tài chính và kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc : lựa chọn cơ quan chịu trách nhiệm đo lường và thực thi mục tiêu ổn định tài chính; phương pháp đo lường ổn định tài chính; các tiêu chí lựa chọn chỉ số đo lường ổn định tài chính.

7 Ứng dụng hiệu quả các công ty đo lường rủi ro của Công ty Chứng khoán / Ths. Lê Thu Hằng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2017 .- Số 24 tháng 12 .- Tr. 23-25 .- 332.63

Phân tích và đánh giá các rủi ro trong quá trình hoạt động ứng dụng hiệu quả các công cụ đo lường rủi ro, từ đó có biện pháp xử lý rủi ro, giúp công ty hoạt động an toàn, hạn chế tổn thất về vốn.

8 Nhận diện tầng lớp trung lưu ở Việt Nam qua cách tiếp cận đa chiều / Lê Kim Sa // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 228 tháng 6 .- Tr. 24-32 .- 330

Tập trung ước lượng quy mô, cơ cấu, đặc điểm của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, theo cách tiếp cận đa chiều, nhằm trả lời câu hỏi những người thuộc tầng lớp trung lưu ở Việt Nam.