Trao đổi về chỉ số đo lường chất lượng kiểm toán khu vực tư
Tác giả: Đặng Anh TuấnTóm tắt:
Chất lượng kiểm toán vẫn được xem là khái niệm phức tạp, khó đo lường chính xác. Nghiên cứu này làm sáng tỏ các quan điểm khác nhau về chất lượng kiểm toán và các chỉ số đo chất lượng kiểm toán trong các nghiên cứu hàn lâm, từ đó đề xuất mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán trong khu vực tư. Mô hình đánh giá chất lượng kiểm toán phụ thuộc vào năm nhóm yếu tố ảnh hưởng và các chỉ số đo lường chất lượng kiểm toán tương ứng. Trong đó, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, sự đánh đổi giữa tính chuyên nghiệp và chủ nghĩa thương mại (còn gọi là tính độc lập của kiểm toán viên) được xem là những yếu tố ảnh hưởng chi phối đến chất lượng kiểm toán. Kết quả này hàm ý rằng, những nỗ lực nâng cao chất lượng kiểm toán cần dành sự quan tâm đến toàn bộ chức năng kiểm toán, tức là quy trình, con người và động lực, những yếu tố này cùng ảnh hưởng đến dịch vụ do kiểm toán viên cung cấp và chất lượng của chúng.
- Tiếp cận đo lường an toàn xã hội trên thế giới và hàm ý cho phát triển bộ chỉ số an toàn xã hội ở Việt Nam
- Đo lường mức độ tập trung ngành và sức mạnh thị trường của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
- Đo lường mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương tại Việt Nam và một số khuyến nghị
- Tổng hợp phương pháp đo lường tác động xã hội của doanh nghiệp
- Đo lường ổn định tài chính các quốc gia - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam