CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Asean
21 Chính sách Biển Đông của các nước ASEAN và tác động đến Việt Nam / Nguyễn Duy Dũng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Tr. 35-43 .- 327
Phân tích chính sách Biển Đông của các nước ASEAN, qua đó giúp nhận diện rõ hơn quan điểm và cách thức hành động của các nước này. Đồng thời, đánh giá các tác động đối với Việt Nam trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới.
22 Cơ chế hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và các nước Asean Biển Đông / Đinh Thị Thu // .- 2020 .- Số 7(227) .- Tr. 39-47 .- 327
Tập trung là rõ 2 nội dung: Các cơ chế hợp tác nghề cá giữa Trung Quốc và các nước Asean trên Biển Đông hiện nay. Đánh giá mục tiên của Trung Quốc cũng như những thuận lợi và khó khăn trong các cơ chế hợp tác nêu trên.
23 Truyền thông thương hiệu Quốc gia của các nước với vai trò chủ tịch Asean và bài học dành cho Việt Nam năm 2020 / TS. Đỗ Huyền Trang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 2(121) .- Tr. 113-144 .- 327
Nghiên cứu truyền thông thương hiệu Quốc gia của các nước với vai trò chủ tịch Asean. Từ đó rút ra bài học giúp Việt Nam tận dụng những cơ hội trong năm 2020 để truyền thông quảng bá thương hiệu quốc gia của mình.
24 Asean và biển Đông trong 10 năm qua: Thay đổi về nhận thức và chính sách / Nguyễn Hùng Sơn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 4 (155 ) .- Tr.47 – 66 .- 327
Đánh giá quá trình phát triển của “ vấn đề biển Đông” trong 10 năm qua và những thay đổi trong cách hiểu, nhận thức và vai trò của Asean trong vấn đề biển Đông.
25 Hiệu quả điều hành của chính phủ, kiểm soát tham nhũng và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước Asean / Cảnh Chí Hoàng, Bùi Hoàng Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 251 tháng 05 .- Tr. 83-91 .- 658
Các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa hiệu quả điều hành của Chính phủ, tham nhũng và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nhiều kết luận không tương đồng. Một số nghiên cứu tìm thấy tác động, một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ. Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp hồi quy không gian, sử dụng dữ liệu dạng bảng động trong 12 năm từ 2005-2016 của 11 nước ASEAN để kiểm định tác động của hiệu quả điều hành của Chính phủ, kiểm soát tham nhũng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết tìm thấy bằng chứng thống kê mạnh là kiểm soát tham nhũng và hiệu quả hoạt động của Chính phủ sẽ giúp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữa các nước ASEAN có tồn tại hiệu ứng lan tỏa chính sách kinh tế. Từ đó bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp với điều kiện thực tế cho Việt Nam.
26 Tiếp cận tài chính toàn diện của các nước Asean và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / ThS. Lê Thị Khuyên, ThS. Bùi Ngọc Mai Phương // Ngân hàng .- 2018 .- Số 1 tháng 1 .- Tr. 40-45 .- 332.1
Khái niệm và đo lường tài chính toàn diện; Thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện trong ASEAN; Kinh nghiệm trong tiến trình triển khai tài chính toàn diện của một số nước trong Asean; Một số đề xuất nhằm phát triển tài chính toàn diện ở VN.
27 Kiện tập thể trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng ở một số nước Asean và những gợi ý cho Việt Nam / Phan Thị Thanh Thủy // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 1 (357) .- Tr. 40-49 .- 340
Phân tích khái niệm, các hình thức của kiện tập thể và kinh nghiệm áp dụng kiện tập thể để giải quyết tranh chấp tiêu dùng của một số nước ASEAN, từ đó đưa ra những đánh giá và khuyến nghị hoàn thiện.
28 Cơ chế một cửa và quy tắc xuất xứ: Những sáng kiến đẩy nhanh tiến trình “Thuận lợi hóa thương mại” trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế Asean / Nguyễn Thị Thúy // Nhà nước và pháp luật .- 2017 .- Số 6 (350) .- Tr. 69-74, 84 .- 340
Trình bày về cải cách thủ tục hải quan – cơ chế một cửa ASEAN, quy tắc xuất xứ ASEAN (Rules of Origin – ROO) và tự chứng nhận xuất xứ (Self-Certification).
29 Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật của liên minh Châu Âu và kinh nghiệm đối với Asean / Phạm Hồng Hạnh // Luật học .- 2016 .- Số 9 (196) .- Tr. 75-84 .- 340
Đưa ra một số kinh nghiệm đối với ASEAN nhằm hoàn thiện và tăng cường tính hiệu lực của những thỏa thuận và trách nhiệm hơn nữa giữa các thành viên.