CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Asean
1 Tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường tại các quốc gia ASEAN+5 / Nguyễn Quang Minh // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 170-173 .- 330
Yêu cầu giảm thiểu biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong thiên niên kỷ hiện nay và đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo là một trong những lựa chọn khả thi nhất. Nghiên cứu này xem xét tác động của tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu đối với mẫu gồm 5 quốc gia ASEAN được chọn: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Dữ liệu được lấy từ năm 2000 đến năm 2021. Nghiên cứu áp dụng mô hình POOLed, FEM, REM, FGLS. Phân tích thực nghiệm xác nhận tác động của tiêu thụ năng lượng, tăng trưởng kinh tế đến biến đổi khí hậu của các quốc gia ASEAN+5. Về lâu dài, tiêu thụ năng lượng không tái tạo và tăng trưởng kinh tế được cho là có.
2 Thương mại Việt Nam với Asean : thực trạng, vấn đề và giải pháp / Phạm Bích Ngọc, Hoàng Mạnh Dũng, Nguyễn Quang Đại // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 72-83 .- 658
Nghiên cứu này đánh giả quan hệ thương mại của Việt Nam với ASEAN từ năm 1995 đến nay. ASEAN là thị trường khu vực quan trọng của Việt Nam suốt 28 năm qua. Có sự khác biệt rõ rệt trong quan hệ và cơ cấu thương mại của Việt Nam với từng nước trong khu vực. Các tác giả cho rằng, thương mại của Việt Nam với ASEAN vẫn còn một số hạn chế như: thiếu tính ổn định và chưa đồng đều, cơ cấu thương mại thiểu tính bền vững, năng lực cạnh tranh sản phẩm còn hạn chế, thương mại vùng biên có một số vấn đề còn tồn tại, công tác xúc tiến thương mại chưa hiệu quả... Nghiên cứu này đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong ASEAN trong thời gian tới.
3 Những tác động mạnh mẽ của cộng đồng kinh tế ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam / Phạm Hữu Doanh, Phạm Ngọc Hòa // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 3-6 .- 330
Bài viết đề cập đến Quá trình hình thành và phát triển của AEC. Tác động của AEC đến Việt Nam. Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, nâng tầm vị thế trong khu vực và thế giới.
4 Vai trò trung tâm của Asean với sáng kiến an ninh toàn cầu của Trung Quốc / Dương Văn Huy // .- 2023 .- Số 280 - Tháng 07 .- Tr. 3-13 .- 327
Khái quát vai trò trung tâm của Asean và Sáng kiến An ninh toàn cầu Trung Quốc. Phân tích sự tương tác giữa vai trò trung tâm của Asean với GSI của Trung Quốc.
5 An ninh lương thực ở Asean: những thức trong bối cảnh mới / Hoàng Thị Mỹ Nhị // .- 2023 .- Số 280 - Tháng 07 .- Tr. 25-34 .- 327
Phân tích các nhân tố tác nhân tố tác động mới như biến đổi khí hậu, đại dịch và các cuộc xung đột; Làm rõ thực trạng an ninh lương thực của Asean. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các hành động của Asean nhằm khắc phục, duy trì và phát triển an ninh lương thực. Từ đó, phát hiện những thách thức của an ninh lương thực hiện nay và trong thời gian tới của khu vực.
6 Vai trò trung tâm của Asean trong cấu trúc khu vực Đông Nam Á hiện nay / Dương Văn Huy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4(277) .- Tr. 18-27 .- 327
Khái quát về vai trò trung tâm của Asean và cấu trúc khu vực Đông Nam Á hiện nay. Nghiên cứu về sự củng cố vai trò trung tâm của Asean trong cấu trúc khu vực.
7 Tạo thuận lợi số cho thương mại của các nước Asean / Nguyễn Thị Thanh Mai, Vũ Thanh Hương, Phạm Quỳnh Anh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2023 .- Số 2 (275) .- .- 327
Giới thiệu một số khái niệm liên quan đến tạo thuận lợi số cho thương mại. Trình bày phương pháp nghiên cứu và số liệu. Phân tích thực trạng thực hiện tạo thuận lợi thương mại số của các nước Asean. Đánh giá chung về tình hình thực hiện thuận lợi số cho thương mại và hàm ý cho các nước Asean.
8 Hợp tác Hàn Quốc – Asean trong thế kỷ XXI và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 1 (263) .- Tr. 3-10 .- 327
Phân tích, luận giải cả hai mặt thành công, hạn chế của mô hình hợp tác Hàn Quốc – Asean hiện nay, trên cơ sở đó bước đầu rút ra những hàm ý chính sách Việt Nam trong quá trình tìm kiếm, xác lập một chiến lược hợp tác tối ưu, phù hợp với bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu.
9 Phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến thông minh để bảo vệ người tiêu dùng ASEAN / Trần Việt Dũng // .- 2022 .- Số 08(156) .- .- 346.066
Sự bùng nổ khoa học công nghệ và đặc biệt công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian qua thúc đẩy sự phát triển của mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến. Đây có thể là mô hình mà Cộng đồng kinh tế ASEAN có thể xem xét phát triển để thúc đẩy cơ chế bảo vệ người tiêu dùng ASEAN trong kỷ nguyên số hóa.
10 Phát huy bản sắc văn hóa ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025 / Phạm Thị Hồng Xuân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11(272) .- Tr. 32-38 .- 327
Bài viết trình bày 3 nội dung: Nhân học biểu tượng và biểu tượng cây tre trong văn hóa Việt Nam; Nét đặc sắc của văn hóa ngoại giao cây tre của Việt Nam; Phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa ngoại giao "cây tre Việt Nam" trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025.