CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Biến đổi khí hậu
21 Các tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và một số gợi ý các giải pháp dựa vào thiên nhiên / Nguyễn Thị Phú Hà // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 38-41 .- 363
Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường; Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi ý các giải pháp dựa vào thiên nhiên.
22 Biến đổi khí hậu và chính sách tiền tệ / Nguyễn Hồng Nga // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 75-79 .- 332
Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi bản chất của lạm phát: lạm phát sẽ ngày càng bị chi phối bởi các củ sốc cung hơn là các củ sốc cầu. Điều này có nghĩa là, về lâu dài, mô hình chính sách tiền tệ chủ đạo - lạm phát mục tiêu - sẽ ngày càng mất đi tỉnh hiệu quả vốn có, các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết. Bài viết phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến lạm phát và khuôn khổ chính sách tiền tệ; những lựa chọn khó khăn trong thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu để đối phó với các củ sốc khí hậu.
23 Thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu : mối đe doạ đến trẻ em / Nguyễn Thu Hương // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 25-27 .- 658
Với đường bờ biển dài 3.260 km và nằm trong khu vực thường xuyên xảy ra bão và lũ lụt, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng, cùng với mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Trong số hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của thời tiết cực đoan dưới tác động biến đổi khí hậu, trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất và chịu nhiều rủi ro nhất.
24 Công bố thông tin ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Trần Nguyên Sa, Hạ Thị Thiều Dao // .- 2023 .- Số 318 - Tháng 12 .- Tr. 2-11 .- 332.12
Bài viết này nghiên cứu thực trạng công bố thông tin về hoạt động ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chỉ số công bố thông tin đối với Báo cáo thường niên của các ngân hàng để tiến hành đánh giá thực trạng công bố hoạt động ngân hàng xanh của 20 ngân hàng thương mại niêm yết ở Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 155/2015/TT-BTC và 96/2020/TT-BTC trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022. Kết quả nghiên cứu nhận thấy, chỉ có 17/20 ngân hàng thương mại công bố thông tin ngân hàng xanh vào năm 2022, các tiêu chí công bố thông tin vẫn chưa được báo cáo đầy đủ, từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị khả thi cho sự phát triển việc công bố thông tin ngân hàng xanh tại Việt Nam.
25 Tối ưu hóa bài toán tăng trưởng kinh tế dưới tác động của biến đổi khí hậu / Nguyễn Khắc Minh, Phạm Văn Khánh, Vũ Tuấn Anh, Bùi Tiến Sỹ // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 35-39 .- 330
Nghiên cứu này xây dựng các bài toán tối ưu cho khu vực doanh nghiệp, chính phủ và hộ gia đình trong việc sử dụng vốn, lao động, cũng như hàm ý chính sách để ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do khí hậu khắc nghiệt gây ra. Nhóm tác giả xét 3 bài toán tối ưu cho khu vực chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình trên cơ sở ràng buộc là các quan hệ kinh tế và lãi suất toàn cầu. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số phương trình hành vi và quỹ đạo vốn, lao động mà Chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình tuân theo để tối đa hóa mục tiêu.
26 Chính sách tín dụng ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số nước / Nguyễn Quang Minh // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 53-56 .- 332
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của chính sách tín dụng ứng phó biến đổi khí hậu đến tăng trưởng kinh tế trên thế giới qua việc phân tích thực trạng mối quan hệ giữa các chính sách tín dụng, kênh truyền dẫn chính sách và biến đổi khí hậu tại các quốc gia; Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong triển khai chính sách tín dụng ứng phó biến đổi khí hậu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và rút ra bài học cho Việt Nam.
27 Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Chung // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 3-10 .- 330
Bải viết nghiên cứu về sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, nêu lên một số quan điểm về phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững như: khoa học, công nghệ lạc hậu, vốn đầu tư cho nông nghiệp hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp. Từ đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị để gỡ bỏ các rào cản và thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
28 Giảm phát thải, phát triển nền kinh tế xanh, các-bon thấp tiến tới Net zero / Hoàng Thảo // .- 2023 .- Số (17+18) - Tháng 9 .- Tr. 93-95 .- 363
Một số kết quả đạt được giảm nhẹ phát thải, tiến tới Net zero vào năm 2050; Giảm phát thải, phát triển kinh tế xanh, các-bon thấp.
29 Phát triển công trình “zero năng lượng” nhằm thực hiện hiệu quả cam kết của Chính phủ Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu / Phạm Ngọc Đăng, Phạm Thị Hải Hà // .- 2023 .- Kỳ III .- Tr. 62-65 .- 363
Trình bày tổng quan về công trình ZEB, các tiêu chí, giải pháp kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển công trình ZEB của Nhật Bản, từ đó khuyến nghị về phát triển công trình ZEB ở Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.
30 Phát triển đô thị bền vững, thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu / Trần Hữu Hà // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 27-31 .- 363
Phân tích quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường và tình hình thực hiện đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.