CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Biến đổi khí hậu
171 Phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu: Một số kinh nghiệm quốc tế / Phạm Thị Trầm, Lê Hồng Ngọc // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2018 .- Số 19 .- Tr.10 - 18 .- 363.7
Nghiên cứu các trường hợp điển hình trong việc phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực Nam Phi và châu Âu nhằm rút ra một số bài học cho Việt Nam.
172 Đô thị và biến đổi khí hậu – Những dịch chuyển trong tương lai gần / PGS. TS. Nguyễn Hồng Thục // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 212 .- Tr. 21-24 .- 720
Trình bày vắn tắt về đô thị thích nghi và giảm thiểu tác động với biến đổi khí hậu như một phương thức có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta về việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
173 Tăng cường tính thích ứng của đô thị với BĐKH – Từ kiến trúc & quy hoạch / ThS. KTS. Nguyễn Khắc Hưng // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 212 .- Tr. 42-45 .- 720
Xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia đang phát triển (đặc biệt ở những khu vực chịu tác động nghiêm trọng do BĐKH như Việt Nam). Được xem là một khái niệm, để tạo dựng tính thích ứng với BĐKH cho các đô thị, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đặc thù trên cơ sở kết nối các giải pháp kiến trúc và quy hoạch là cơ sở để các đô thị phát triển bền vững và có khả năng chống chịu hiệu quả cũng như giảm thiểu các thiệt hại - ảnh hưởng của BĐKH gây nên.
174 Tạo dựng kiến trúc đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu / ThS. KTS Trần Hồng Thủy // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 212 .- Tr. 37-41 .- 720
Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra trên diện rộng khắp cả nước, đô thị cần được tạo dựng tính thích ứng để có thể phát triển bền vững. Bên cạnh công tác quy hoạch, một trong các yếu tố cần được tính đến là tính thích ứng với BĐKH của công trình kiến trúc. Các công trình kiến trúc tại các đô thị, đặc biệt là các công trình cao tầng cần được thiết kế có tính thích ứng cao với các tác động của BĐKH tại các đô thị bao gồm: ngập úng, hiện tượng đảo nhiệt đô thị, gió – bão trong đô thị và bức xạ nhiệt. Cần có các nghiên cứu đánh giá cụ thể về tác động cũng như đề xuất các giải pháp thiết kế được cụ thể hóa thể hiện sự lồng ghép trong các hệ thống quy chuẩn – tiêu chuẩn thiết kế công trình đô thị ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.
175 Đối thoại chính sách thúc đẩy giảm phát thải đô thị lồng ghép thích ứng & giảm thiểu biến đổi khí hậu trong phát triển đô thị / Kim Long // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 208 .- Tr. 17-19 .- 720
Phân tích cơ hội và thách thức trong việc lồng ghép thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí khậu trong phát triển đô thị. Một số giải pháp.
176 Đầu tư vào vốn và cơ sở hạ tầng tự nhiên - Mô hình phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL / TS. Nguyễn Văn Tài // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 15 - 17 .- 363.7
Đề cập đến vốn và cơ sở hạ tầng tự nhiên ở ĐBSCL và đưa ra các giải pháp cho phát triển bền vững.
177 Ứng dụng mô hình toán ba chiều mô phỏng diễn biến chất lượng nước khu vực sông Hậu theo xu thế phát triển kinh tế - xã hội - kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng / Phạm Thành Nhơn, PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung // .- 2017 .- Số 17 (271) .- Số 17 (271) .- 363.7
Đánh giá tác động của các nguồn thải điểm đến vùng nghiên cứu; đánh giá khả năng làm sạch của khu vực nghiên các; đánh giá chất lượng nước hiện trạng, mô phỏng diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Hậu theo xu thế phát triển KT-XH kịch bản BĐKH&NBD và nghiên cứu khả năng ứng dụng bộ phần mềm MIKE 3 do Viện Thủy lực - Đan Mạch phát triển để mô phỏng đặc tính thủy lực và diễn biến chất lượng nước cho sông Hậu.
178 Lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2017 .- Số 3 (18) .- Tr. 3 - 10 .- 363.7
Nghiên cứu hai quốc gia Ghana và Thái Lan - hai trong số những nước đã đạt được những bước tiến nhất định trong việc lòng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để Việt Nam tiếp thu và vận dụng trong quá trình đưa ra những quyết định phát triển bền vững của quốc gia.
179 Bài học với Việt Nam nhìn từ thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu của một số quốc gia / Ngô Thị Thu Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 502 tháng 10 .- Tr. 27-29 .- 330.959 791
Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu của một số quốc gia; Những bài học rút ra cho Việt Nam.
180 Rào cản phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp khắc phục / Lê Du Phong // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 244 tháng 10 .- Tr. 52-57 .- 330.959 791
Trên cơ sở khái quát về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phân tích biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của nó đến môi trường tự nhiên của Vùng, ý nghĩa của sông Mê Kông và tác động của con người đối với sông Mê Kông dẫn đến việc thay đổi môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả bài viết cho rằng, rào cản chính tác động đến sự thay đổi môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là do nguồn nước sông Mê Kong đã bị chặn phần lớn ở trên đầu nguồn. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu cũng có, nhưng là về dài hạn còn hiện tại là chưa lớn. Từ đó tác giả đề xuất 7 giải pháp khắc phục rào cản nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững Vùng. Các giải pháp này bao gồm từ sự thay đổi nhận thức và tư duy phát triển, đến xây dựng chiến lược phát triển, huy động lực lượng nghiên cứu, coi trọng sự tham gia của khoa học và công nghệ, xây dựng hệ thống đê biển, các công trình dưới đê và các cống lớn ở các cửa sông của Vùng, đồng thời, Chính phủ phải cùng với các nước có liên quan trao đổi, bàn bạc và đi đến những thỏa thuận có tính nguyên tắc về các hoạt động có liên quan đến dòng chảy của sông Mê Kông.