CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Biến đổi khí hậu

  • Duyệt theo:
181 Quy hoạch đô thị vùng ven biển Tây Nam thích ứng với biến đổi khí hậu / TS. KTS. Phạm Thanh Huy // Xây dựng .- 2017 .- Số 04 .- Tr. 71-75 .- 624

Đề cập đến quy hoạch cấu trúc không gian đô thị và các giải pháp kiểm soát sử dụng đất đô thị vùng đất ven biển Tây Nam thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổng hợp, khảo sát và phân tích các cấu trúc đô thị ven biển hiện nay trong bối cảnh biến đổi khí hậu, phân loại thành các nhóm đô thị đặc trưng tại vùng ven biển Tây Nam như đô thị sát biển, đô thị gần biển và đô thị ven biển ngập mặn. Phân tích sự tác động của biến đổi khí hậu lên cấu trúc đô thị và ngược lại. Trên cơ sở đó, đề xuất các mô hình cấu trúc không gian đô thị và giải pháp kiểm soát sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu…

182 Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu / Ths. Nguyễn Thanh Tuấn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2017 .- Số 663 tháng 8 .- Tr. 43-46 .- 363

Phân tích và so sánh các chính sách huy động vốn cho ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số quốc gia trên thế giới, đề xuất khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

184 Tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ / Bùi Thị Minh Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 497 tháng 7 .- Tr. 50-51,30 .- 363

Phân tích các tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. do những đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội, sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Sơn tương đối nhạy cảm vơi biến đổi khí hậu. Các hiện tượng khí hậu cực đoan đã gây ra những thiệt hại rất lớn tới sản xuất nông nghiệp tại đây. Những hiện tượng này ngày càng diên biến phức tạp, khó lường và ...

185 Các phương thức thích ứng với thủy tai gia tăng do biến đổi khí hậu trong sinh kế của nông dân Bắc Trung Bộ (Nghiên cứu trường hợp ở xã Hưng Nhân, Nghệ An và xã Yên Hồ, Hà Tĩnh) / Lưu Bích Ngọc, Phạm Văn Trọng, Bùi Thị Hạnh // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 240 tháng 6 .- Tr. 45-54 .- 363.34

Thủy tai được nhận định là những hiện tượng thiên tai liên quan đến thủy văn, bao gồm lũ quét, bão, ngập lụt, mưa lớn, hạn hán và xâm nhập mặn. Các hiện tượng thuỷ tai này có xu hướng gia tăng dưới tác động của biến đổi khí hậu. Bài viết này phân tích tác động của các hiện tượng thủy tai tới các hoạt động sinh kế như canh tác nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và các biện pháp thích ứng với thủy tai của các hộ nông dân Bắc Trung Bộ, điển hình ở hai xã Hưng Nhân (Nghệ An) và Yên Hồ (Hà Tĩnh). Đa phần các hộ gia đình đã áp dụng đa dạng các phương thức thích ứng. Tuy nhiên, các biện pháp thích ứng của cộng đồng địa phương trong các hoạt động sinh kế hiện vẫn còn theo hướng bị động nhiều hơn theo hướng chủ động. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng chủ động, hiệu quả với thủy tai của cộng đồng được đề xuất. Từ khoá: Thuỷ tai, thích ứng, sinh kế, Bắc Trung Bộ

186 Đề xuất giải pháp cho quy hoạch xây dựng trong bối cảnh biến đổi khí hậu / ThS. Nguyễn Thanh Thảo // Tài nguyên & Môi trường .- 2017 .- Số 8 (262) .- Tr.52 – 53 .- 624

Hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đang có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến các đô thị nông thôn trên khắp cả nước, đặc biệt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để góp phần phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, rất cần có một chiến lược lồng ghép các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngay từ công tác quy hoạch xây dựng. Bài viết đề xuất giải pháp cho quy hoạch xây dựng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

187 Biến đổi khí hậu thách thức an ninh quốc gia của Việt Nam / TS. Tạ Đình Thi, ThS. Phan Thị Kim Oanh, ThS. Tạ Văn Trung // Tài nguyên và Môi trường .- 2017 .- Số 5 (259) .- Tr. 6 – 9 .- 363.7

Đề cập đến vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu; biến đổi khí hậu và thách thức tới an ninh quốc gia; và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm an ninh quốc gia trước biến đổi khí hậu.

188 Mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình / Nguyễn Thị Loan, Lê Văn Hương // Nghiên cứu Địa lý Nhân văn .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 3-9 .- 330

Huyện Tiền Hải là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, nằm kẹp giữa hai con sông lớn là sông Trà Lý và sông Hồng, chịu tác động mạnh mẽ của biển và các cửa sông. Các hoạt động kinh tế xã hội của huyện đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các mô hình sinh kế phù hợp của người dân ven biển huyện Triều Hải thích ứng với biến đổi khí hậu đã được áp dụng và bước đầu đã đạt kết quả nhất định, làm giảm đi những tác động tiêu cực của tự nhiên, mang lại đời sống ổn định cho người dân vùng ven biển.

189 Mối liên hệ giữa hình thái kiến trúc đô thị và hiện tượng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long / KTS. Hoàng Thị Thanh Hà, KTS. Ngô Lê Minh // Quy hoạch Xây dựng .- 2016 .- Số 83+84/2016 .- Tr. 68-73 .- 720

Trình bày về những đặc điểm cơ bản hình thái kiến trúc đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tìm hiểu tác động chính từ biến đổi khí hậu, từ đó xác định mối liên hệ mật thiết giữa hình thái kiến trúc đô thị với biến đổi khí hậu, là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

190 Một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình / Nguyễn Thị Loan, Lê Văn Hương // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2016 .- Số 4(15) tháng 12 .- Tr. 3-9 .- 363

Huyện Tiền Hải là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, nằm kẹp giữa hai con sông lớn là sông Trà Lý và sông Hồng, chịu tác động mạnh mẽ của biển và các cửa sông. Các hoạt động kinh tế xã hội của huyện đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh chịu tác động mạng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Các mô hình sinh kế phù hợp của người dân ven biển huyện Tiền Hải thích ứng với BĐKH đã được áp dụng và bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, làm giảm đi những tác động tiêu cực của tự nhiên, mang lại đời sống ổn định cho người dân vùng ven biển.