CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Biến đổi khí hậu
151 Việt Nam nêu sáng kiến về rác thải nhựa và biến đổi khí hậu / Nguyên Khôi // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 13 (315) .- Tr. 9 .- 363
Trong Hội nghị Trưởng đỉnh G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Việt Nam đã và đang tham gia phong trào chống rác thải nhựa và biến đổi khí hậu, đồng thời nêu sáng kiến về thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu về chia sẽ dữ liệu biển – đại dương.
152 Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro do biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt / Bùi Đức Hiếu, Nguyễn Thị Liễu, Đặng Quang Thịnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 11(313) .- Tr. 11-13 .- 363
Đề cập phương pháp đánh giá rủi ro do Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt bao gồm cả phương pháp truyền thống đến hiện đại theo hướng tiếp cận mới nhất của IPCC về đánh giá rủi ro Biến đổi khí hậu.
153 Kinh nghiệm Quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu cho Đồng bằng sông Cửu Long / Đặng Xuân Trường // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 12(314) .- Tr. 70-71 .- 363.7
Trình bày một số kinh nghiệm Quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu cho Đồng bằng sông Cửu Long.
154 Các yếu tố tác động đến kinh doanh du lịch sinh thái trải nghiệm của hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn Tỉnh Cà Mau nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu / Nguyễn Phước Hoàng // .- 2018 .- Số 58 (1) .- Tr. 115-127 .- 910
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến kinh doanh du lịch sinh thái trải nghiệm của hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức về kinh doanh du lịch sinh thái (DLST) trải nghiệm, góp phần phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm bền vững ở tỉnh Cà Mau và góp phần bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và ngập ngọt trên địa bàn tỉnh Cà Mau được tốt nhất.
155 Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu / Nguyễn Văn Hòa // .- 2019 .- Số 8(310) .- Tr. 38-39 .- 363
Trình bày một số giải pháp nhằm ứng phó biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thiệt hại thiên tai của tỉnh Quảng Ninh.
156 Phân tích và bản đồ hóa các chỉ số đánh giá mức độ dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu: Trường hợp nghiên cứu ở Huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình / Nguyễn Đức Kiên // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 261 .- Tr. 61-71 .- 363
Biến đổi khí hậu có xu hướng ngày càng nghiêm trọng trong những năm gần đây ở huyện Minh Hóa. Nghiên cứu này xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá mức độ dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu dựa vào khung lý thuyết của IPCC nhằm chỉ ra các khu vực có thể chịu tác động mạnh để xác định mức độ ưu tiên khi can thiệp. Kết quả chỉ ra rằng mức độ phơi nhiễm có xu hướng tăng lên; Đa số các xã thể hiện xu hướng giảm về mức độ nhạy cảm; Khả năng thích ứng của các xã có xu hướng được cải thiện nhưng không nhiều. Tính dễ bị tổn thương có xu hướng giảm theo thời gian nhưng vẫn còn ở mức cao. Điều này kết hợp với tỷ lệ hộ nghèo cao và điều kiện hạ tầng khó khăn làm cho nguy cơ bị tác động càng trở nên lớn hơn. Đặc biệt, các xã Tân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn là những khu vực cần ưu tiên hỗ trợ người dân địa phương tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
157 Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mớ / Nguyễn Quang Thuấn, Hà Huy Ngọc, Phạm Sỹ An // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 3 .- Tr.3 – 16 .- 363.7
Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trình bày thực tiễn trên khai chính sách thích ứng với BĐKH và chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với ứng phó BĐKH vùng ĐBSCL; từ đó đề xuất một số giải pháp.
158 Bản chất chính trị trong quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu của tổng thống Donald Trump / Lê Quang Mạnh, Nguyễn Đức Mạnh // Châu Mỹ ngày nay .- 2019 .- Số 1 (250) .- Tr.34 – 40 .- 327
Mặc dù quyết định rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã được nhiều người dự đoán, bởi đây là một trong những nội dung quan trọng trong cương lĩnh tranh cử của ông Donald Trump, nhưng khi được công bố nó đã gây bất ngờ cho các quốc gia trên thế giới. Quyết định này không chỉ thuần túy là một vấn đề chống biến đổi khí hậu, mà nó còn mang đậm tính chính trị, tính giai cấp, nó xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi của tầng lớp tư bản công nghiệp, khống chế tầm ảnh hưởng của tầng lớp tư bản tài chính.
159 Tác động biến đổi khí hậu tới tài nguyên du lịch Quảng Ninh / Đỗ Minh Hiền, Dư Văn Toán // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 19 - 21 .- 910
Biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến tài nguyên du lịch ( tự nhiên và nhân văn), cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, hoạt động lữ hành. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, du lịch Quảng Ninh đứng trước những khó khăn, thách thức đối với mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
160 Nâng cao hiệu quả lồng ghép biến đổi khí hậu vào các quy hoạch/kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Trị / Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2018 .- Số 3 (22) .- Tr. 11 - 16 .- 363.7
Phân tích những khó khăn trong quá trình thực hiện lồng ghép biến đổi khí hậu trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu việc lồng ghép.