CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Biến đổi khí hậu

  • Duyệt theo:
141 Ứng phó với biến đổi khí hậu và nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới / Tăng Thế Cường // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 1+2 (327 + 328) .- Tr. 37 - 39 .- 363

Năm 2019, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường, Cục Biến đổi khí hậu đã tham mưu công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, được xã hội quan tâm, ghi nhận. Trong thời gian tới, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu cần đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong nước cũng như thực hiện những đóng góp đã cam kết với quốc tế.

142 Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy lưu vực sông Hiếu, Nghệ An / Nguyễn Tiến Quang, Phạm Văn Tuấn // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 24 (326) .- Tr 59 - 61 .- 363

Mô hình SWAT (Soll and Water Assessment Tool) được ứng dụng để mô phỏng sự thay đổi dòng chảy lưu vực sông Hiếu, tỉnh Nghệ An dưới tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai.

143 Ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch / Võ Quế // Du lịch Việt Nam .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 6 – 8 .- 340

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã, đang và sẽ tiếp tục tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ngày càng rõ rệt và có chiều hướng gia tăng về quy mô, tần suất, diễn biến phức tạp, khó dự báo, khó kiểm soát. Vì vậy, các giải pháp ứng phó mang tính cấp bách cho cả nhân loại cần phải được tổ chức triển khai, thực hiện đồng bộ, do phạm vi tác động, mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ trong một phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà mang tính toàn cầu và Việt Nam không phải là quốc gia ngoại lệ.

144 Sử dụng thiết bị FACTS điều khiển bằng thyristor Giải pháp thân thiện với môi trường / Nguyễn Văn Liêm // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 23 (325) .- Tr. 46 - 48 .- 363

Trình bày thiết bị FACTS thuộc nhóm thứ nhất hy vọng sẽ được sử dụng cho hệ thống điện Việt Nam để thích ứng trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với biến đổi khí hậu khắc nghiệt.

145 Nghiên cứu khả năng cải thiện điều kiện vi khí hậu bằng mô hình mái xanh cho các công trình mái tole và dốc / Đồng Thị Thu Huyền, Đào Khánh Châu // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 177-180 .- 624

Nghiên cứu về mô hình mái xanh cho loại mái tole và có độ dốc khoảng 20%, dựa trên thực nghiệm với kĩ thuật vườn trên mái để so sánh nhiệt độ và độ ẩm bên trong mô hình đối chứng và mô hình hồng cây trên mái. Kết quả của nghiên cứu này là nhiệt độ trung bình bên trong mô hình trồng cây trên mái giảm từ (1,5-2,4)°C, đồng thời độ ẩm tăng. Từ đó cho thấy một hướng đi mới cho các công trình mái tole trong việc cải thiện các điều kiện vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Đồng thời đây cũng là giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

146 Lý thuyết chính trị xanh trong hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu / Vũ Hồng Nhung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 10 (229) .- Tr. 16 - 25 .- 327

Mô tả một vài đặc điểm chính của lý thuyết chính trị xanh trong quan hệ quốc tế và đánh giá tính hiệu quả của lý thuyết này trong hợp tác quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu thông qua những nỗ lực của Liên minh Châu Âu.

147 Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 / ThS. Đặng Trần Hiếu // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 19 (321) .- Tr. 32 - 33 .- 363.7

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách, đề xuất với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng khóa XIII, mới đây Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức hội thảo “Định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến khổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030”.

148 Nghiên cứu kinh nghiệm giảm nhẹ thiên tai trước tác động của biến đổi khí hậu / Nguyễn Thị Na // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 20 (322) .- Tr. 12 - 13 .- 363.7

Tiến trình thích ứng biến đổi khí hậu có thể đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ giảm nhẹ thiên tai và những khả năng giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng tần suất và cường độ thiên tai như hiện nay. Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam cần làm nhiều việc để xây dựng khả năng chống chịu với những tác động biến đổi khí hậu gây ra cho con người trước mắt cũng như lâu dài.

149 Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến biến động dòng chảy mặt lưu vực sông Nậm Mức / Trương Vân Anh, Trịnh Xuân Mạnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 20 .- Tr. 3-10 .- 363

Sông Nậm Mức là một phụ lưu lớn của dòng chính sông Đà, có vị trí địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên khá phức tạp. Dòng chảy sông ngòi trên lưu vực biến đổi do những diễn biến bất lợi của các yếu tố khí hậu cũng như thủy văn. Bài viết nghiên cứu sự biến động của dòng chảy mặt trên lưu vực sông Nậm Mức dưới tác động của biến đổi khí hậu dựa trên việc phân tích chuỗi số liệu thực đo và sử dụng công cụ mô hình toán thủy văn MIKE NAM. Hai kịch bản RCP 4.5 và RSP 8.5 cho giai giai đoạn 2016-2035 và 2045-2065 được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy lưu lượng trung bình mùa lũ cũng có xu thế tăng so với giai đoạn nền. Lưu lượng trung bình mùa lũ cũng có xu thế tăng và tăng lớn nhất trong giai đoạn giữa thế kỷ. Nguyên nhân được xác định là do lượng mưa mùa hạ của hai kịch bản này đều tăng so với thời kì cơ sở.

150 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội / Nguyễn Kiên Dũng, Trần Chấn Nam // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 20 .- Tr. 43-49 .- 363

Bài viết trình bày việc ứng dụng mô hình MIKE URBAN để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội thông qua việc so sánh bản đồ ngập lụt xảy ra do trận mưa một ngày lớn nhất tương ứng với các kịch bản hiện trạng và kịch bản biến đổi khí hậu.