CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Biến đổi khí hậu

  • Duyệt theo:
1 Giao thông xanh ứng phó biến đổi khí hậu / Nguyễn Văn Minh // .- 2024 .- Số 129 .- Tr. 16-21 .- 363

Bằng cách phân tích một cách có hệ thống mối quan hệ giữa phát triển giao thông và biến đổi khí hậu, bài báo này xác định các vấn đề và giải pháp phát triển giao thông xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

2 Tác động của công nghệ số đến biến đổi khí hậu / Phan Thị Ngọc Hân // .- 2023 .- Volume 7 (N4) - Tháng 6 .- Tr. 56-63 .- 005

Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho phép chúng ta thu thập và phân tích dữ liệu toàn bộ môi trường trái đấttừ tận đáy đạidương cho đến các tầng trên cùng của khí quyển. Nhờ những thông tin này, người ta không chỉ có thể đánh giá tác động của hoạt động của con người đối với môi trường mà còn quản lý được việc sử dụng năng lượng và sản xuất khí nhà kính (phát sinh từ các hoạtđộng trong nước và công nghiệp). Do đó, công nghệ số rất cần thiết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và giảm thiểu hậu quả của nó.

3 Báo chí – truyền thông với biến đổi khí hậu / Dương Xuân Sơn // .- 2024 .- Số (11+12) (433+434) - Tháng 6 .- Tr. 29-30 .- 363

Báo chí – truyền thông gồm thông tin các chủ đề: Những biểu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu đối với đời sống của con người, nhất là các nước nghèo và các nước đang phát triển; làm gì và làm như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

4 Tác động của tài chính xanh đến lượng khí thải carbon trong mối tương quan với xây dựng xanh tại Việt Nam / Nguyễn Thị Diệu Chi, Phan Thị Khánh Ly, Phan Hoàng Vy, Bùi Hoàng Mai Linh, Nguyễn Thu Hà, Trần Đăng Trung // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 66-69. .- 332

Khí thải carbon có xu hướng ngày càng tăng cao gây nên biến đổi khí hậu, tổn hại đến sự phát triển chung của nền kinh tế, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái, gây ra sự phát triển thiếu bền vững. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng, thách thức lớn đối với toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết này sử dụng dữ liệu từ năm 2004-2023 để xây dựng mô hình nghiên cứu với lĩnh vực xây dựng xanh làm điểm khởi đầu nhằm khám phá tác động của tài chính xanh đối với lượng khí thải carbon. Từ đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị thúc đẩy phát triển tài chính xanh và xây dựng xanh tại Việt Nam với mục tiêu giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, góp phần hoàn thành lộ trình trung hòa carbon (net zero) vào năm 2050.

5 Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại ngân hàng BIDV / Tôn Thất Viên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 89-92 .- 332.04

Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô, làm cho cường độ phát thải carbon của nước ta ảnh hưởng đến môi trường một cách trầm trọng. Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế là vấn đề cấp thiết. Bài viết đánh giá kết quả thực hiện và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên cơ sở sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát khách hàng doanh nghiệp với 127 phiếu hợp lệ.

6 Tái sử dụng vật liệu trong bối cảnh ngành xây dựng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu / Lê Tiểu Thanh // .- 2024 .- Số 5 .- Tr. 60-63 .- 624

Đề cập tới vấn đề tái sử dụng vật liệu trong ngành xây dựng, một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế thế giới đồng thời cũng là lĩnh vực tiêu thụ năng lượng, tài nguyên thô, phát thải khí CO2 hàng đầu. Thêm vào đó, rác thải của ngành xây dựng thuộc dạng khó phân hủy, khó xử lý, nhưng lại rất có tiềm năng để tái sử dụng.

7 Giải pháp thoát nước xanh ứng phó với biến đổi khí hậu / Đỗ Thị Thùy // .- 2024 .- Số 346 - Tháng 3 .- Tr. 20-25 .- 628

Tác giả đưa ra tổng hợp thực trạng và nguyên nhân gây ra ngập úng đô thị, kết hợp cùng những bài học kinh nghiệm áp dụng hạ tầng xanh trong việc chống ngập lụt của các quốc gia trên thế giới, để từ đó khuyến nghị những giải pháp chống ngập lụt cho các đô thị tại Việt Nam.

8 Ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính : khó khăn và một số giải pháp / Nguyễn Hoàng // .- 2024 .- Số 6 (428) - Tháng 3 .- Tr. 46-48 .- 363

Trình bày vấn đề chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; khó khăn và một số giải pháp trong công tác ứng phó.

9 Quy trình cấp phép cho dự án điện gió ngoài khơi: Kinh nghiệm của một số quốc gia thuộc Khối Hợp tác năng lượng biển Bắc và bài học cho Việt Nam / Lê Minh Nhựt, Trần Quang Huy // .- 2023 .- Số 12 (172) - Tháng 12 .- Tr. 85 – 95 .- 340

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng khổng lồ về điện gió ngoài khơi, đây cũng là một trong những loại năng lượng chủ đạo để chúng ta hoàn thành cam kết tại COP 26. Tuy nhiên, hiện nay các quy định về phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập. Bài viết này sẽ đi vào phân tích quy định về phát triển điện gió ngoài khơi của Tổ chức Hợp tác năng lượng Biển Bắc trên phương diện về cấp phép dự án, từ đó, đưa ra những kiến nghị cho pháp luật Việt Nam.

10 Bài học về phát triển kinh tế xanh ở một số quốc gia / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 124-126 .- 332

Phát triển kinh tế xanh là xu thế tất yếu của các quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, trong khi vẫn duy trì sự phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Không nằm ngoài xu thế đó, trong những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh triển khai các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xanh. Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như: Đan Mạch, Singapore về phát triển kinh tế xanh, qua đó, gợi mở một số bài học cho Việt Nam trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế xanh.