CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ kinh tế

  • Duyệt theo:
31 Quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ trong bước tiến hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam / Trần Ngọc Diễm // .- 2017 .- Số 2/2017 .- Tr. 11-18 .- 327

Trên cơ sở phân tích những cơ sở hợp tác và bước phát triển trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Ấn Độ, bài viết tìm hiểu về thực tiễn hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thập niên đầu thế kỷ XXI, đánh giá sơ lược những tác động từ quan hệ này tới quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam.

32 Quan hệ kinh tế Nhật Bản – Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng trong những năm gần đây / TS. Dương Minh Tuấn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 11 (189)/2016 .- Tr. 23-32 .- 327

Các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) luôn được xem là một trong những mắt khâu quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực ODA, đầu tư và thương mại. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh có sự gia tăng cạnh tranh và đối đầu ngày càng lớn giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong những năm gần đây. Bài viết này chủ yếu làm rõ tiến trình, thực trạng quan hệ kinh tế Nhật Bản – GMS và các chính sách về quan hệ kinh tế của Nhật Bản đối với các GMS trong những năm gần đây.

33 Quan hệ kinh tế ASEAN – Nhật Bản dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe / ThS. Lê Hoàng Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 10 (188)/2016 .- Tr. 21-28 .- 327

Từ Học thuyết Fukuda đến Học thuyết Miyazawa và đến nay là chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe đều nhấn mạnh vai trò của mối quan hệ kinh tế ASEAN – Nhật Bản. Các đời Thủ tướng Nhật Bản đều bày tỏ và khẳng định sự hợp tác giữa Nhật Bản và ASEAN là vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. Bài viết nhằm tìm hiểu thực trạng và triển vọng của mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe.

34 Một số vấn đề nổi bật trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – Châu Phi hiện nay / PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng // Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông .- 2016 .- Số 06 (130)/2016 .- Tr. 24-31 .- 327

Phân tích những lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở Châu Phi. Chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc ở Châu Phi. Vai trò của Châu Phi trong quá trình điều chỉnh phương thức tăng trưởng của Trung Quốc.

35 Đặc trưng của quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc và tác động đến quốc phòng Việt Nam / ThS. Bùi Đức Anh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 5 (177)/2016 .- Tr. 54-61 .- 327

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc có đặc trưng nổi bật là mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, là quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia có sự tương đồng về chính trị và văn hóa, là quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế có sự bất đối xứng mà cán cân nghiêng về phía Trung Quốc. Quan hệ kinh tế này đã và đang tác động mạnh mẽ đến quốc phòng Việt Nam theo cả chiều tích cực và tiêu cực. Qua nghiên cứu những đặc trưng này, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực đến quốc phòng Việt Nam.

36 Quan hệ kinh tế của Ấn Độ với các nước nhóm BRICS / Đoàn Lê Bách Tùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 21-28 .- 327

BRICS là tên gọi của một nhóm năm quốc gia mới nổi có nền kinh tế phát triển năng động bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Mỗi nước đều có những lợi thế nổi trội khác nhau. Nền kinh tế Ấn Độ nổi trội ở lĩnh vực dịch vụ, công nghệ phần mềm và dược phẩm. Nước này đang cải thiện vị trí trong nhóm cũng như nền kinh tế toàn cầu. Bài viết tập trung phân tích vị trí của Ấn Độ trong nhóm BRICS và quan hệ kinh tế của Ấn Độ với các nước nhóm BRICS.