CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ kinh tế

  • Duyệt theo:
1 Quan hệ kinh tế giữa Philippines với Mỹ và Trung Quốc từ năm 2016 đến nay / Lê Phương Hòa // .- 2024 .- Số 4 (289) .- Tr. 24-34 .- 330

Tập trung làm rõ thực trạng quan hệ kinh tế của Philippines với Mỹ và Trung Quốc từ khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền năm 2016 đến nay. Phân tích dựa vào các dữ liệu thống kê sẵn có về thương mại, đầu tư và các sự kiện chính trị - an ninh trong chính sách đối ngoại của Philippines.

2 Quan hệ kinh tế Trung Quốc – EU trong năm 2023 / Nguyễn Minh Trang, Ngô Mai Huyền // .- 2024 .- Số 2 (270) - Tháng 2 .- Tr. 49-58 .- 330

Phân tích và nhìn lại quan hệ kinh tế Trung Quốc – EU trong năm 2023, đưa ra dự báo về triển vọng năm 2024. Trong năm 2023, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu tiếp tục có nhiều điểm thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới.

3 Quan hệ kinh tế Trung Quốc – Asean giai đoạn 2012-2022: Thành tựu và hạn chế / Dương Thị Thúy Hiền // .- 2023 .- Số 7 (263) - Tháng 7 .- Tr. 30-42 .- 327

Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế Trung Quốc – Asean trong lĩnh vực thương mại và đầu tư giai đoạn 2012-2022. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thành tựu, hạn chế đó cũng như dự báo triển vọng của mối quan hệ này trong vài năm tới.

4 Quan hệ kinh tế Nhật – Trung từ sau ký kết hiệp ước hòa bình hữu nghị đến kết thúc Chiến tranh lạnh (1979-1991) / Hoàng Minh Lợi // .- 2023 .- Số 8 (2640) - Tháng 8 .- Tr. 72-96 .- 327

Phân tích mối quan hệ kinh tế Nhật – Trung từ sau ký kết hiệp ước hòa bình hữu nghị đến kết thúc Chiến tranh lạnh (1979-1991). Đó là những lĩnh vực chủ yếu trong quan hệ kinh tế Nhật – Trung ở giai đoạn này.

5 Sự điều chỉnh quan hệ kinh tế của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc trong những năm gần đây / Ngô Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 10 – 12 .- 658

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, quan hệ kinh tế của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc thể hiện nhiều bất đồng khi Mỹ cho rằng những rào cản về thương mại ở hai quốc gia này đã hạn chế đáng kể xuất khẩu của Mỹ sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Joe Biden, quan hệ kinh tế giữa Mỹ với hai đồng mình ở Đông Bắc Á được củng cổ thông qua việc tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy các cuộc đổi thoại ba bên, nhấn mạnh hơn vai trò của Nhật Bản và Hàn Quốc trong khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, hợp tác sản xuất chất bán dẫn với Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

6 Quan hệ kinh tế giữa Đức và Trung Quốc dưới thời thủ tướng Angela Merkel (2005-2021) / Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Bích Ngọc // Nghiên cứu Châu Âu .- 2023 .- Số 3(270) .- Tr. 20-32 .- 330

Trình bày về quan hệ kinh tế giữa Đức và Trung Quốc dưới thời thủ tướng Angela Merkel (2005-2021). Bài viết chỉ ra những hoạt động cụ thể trong quan hệ kinh tế Đức – Trung dưới thời Thủ tướng Merkel, đồng thời đưa ra một số nhận định về lợi ích và mặt trái của mối quan hệ này.

7 Quan hệ Kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra / Trương Quang Hoàn // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2023 .- Số 4(277) .- Tr. 77-87 .- 330

Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc từ năm 2010 đến nay. Quan hệ kinh tế giữa hai bên còn không ít hạn chế, thách thức, trong đó chủ yếu là những tác động không tích cực từ sự phụ thuộc kinh tế ngày càng lớn của Campuchia vào Trung Quốc.

8 Quan hệ thương mại, đầu tư Trung Quốc – EU trong năm 2022 / Nguyễn Văn Lịch, Nguyễn Thị Quỳnh Anh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2023 .- Số 2(258) .- Tr. 19-29 .- 327

Trình bày bối cảnh chung về Quốc tế và khu vực cúng như nội bộ. Phân tích mối quan hệ kinh tế Trung Quốc – EU năm 2022. Từ đó dự báo quan hệ kinh tế Trung Quốc – EU trong năm 2023.

9 Quan hệ kinh tế Việt Nam – Australia từ năm 2009 đến nay: Thành tựu và hạn chế / Trương Quang Hoàn // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2023 .- Số 1 (274) .- Tr. 24-34 .- 327

Đánh giá thành tựu, hạn chế trong quan hệ kinh tế Việt Nam –Australia, phân tích nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và đề xuất một số hàm ý thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Autralia thời gian tới.

10 Nền kinh tế số thúc đẩy quá trình hội nhập : nghiên cứu trường hợp Việt Nam và châu Phi / Nguyễn Thị Hằng, Đỗ Đức Hiệp // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 1 (197) .- Tr. 3-13 .- 327

Nghiên cứu tổng quan thực trạng nền kinh tế số của Việt Nam và một số biện pháp phát triển nền kinh tế số nhằm khẳng định đây chính là những động thái quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập. Đồng thời, để có một cách nhìn đa chiều, thông qua bài viết, liên hệ với thực trạng cũng như việc phát triển nền kinh tế số ở châu Phi trong thời gian gần đây.