CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ kinh tế

  • Duyệt theo:
21 Liên kết kinh tế giữa các địa phương ven biển : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Võ Thị Minh Lệ, Nguyễn Thị Hồng Nga // .- 2022 .- Số 08 (192) .- Tr. 45-52 .- 327

Trong những năm gần đây đã có nhiều mô hình phổ biến về liên kết kinh tế giữa các địa phương ven biển là “ mạng lưới hàng hải”, hệ thống thành phố biển, trung tâm đô thị ven biển nhằm phục vụ cho các tuyến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hay nói cách khác là hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế sẽ gợi mở một số mô hình liên kết kinh tế biển cho Việt Nam.

22 Thế giới hậu Covid-19 : cách để Sri Lanka có thể trở thành Dubai của Nam Á / Ganeshan Wignaraja // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 9(106) .- Tr. 1-6 .- 327

Nêu lên những mục tiêu của Sri Lanka để thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ trọng tâm và CPC, thực trạng FDI ở Dubai và Sri Lanka, và đưa ra hướng đi để CPC trở thành nhân tố thay đổi đối với sự phát triển kinh tế của Sri Lanka, đồng thời đánh giá triển vọng của mối quan hệ kinh tế bền chặt Sri Lanka – Việt Nam.

23 Một số chương trình hỗ trợ và hợp tác kinh tế giữa Thái Lan và Nhật Bản từ năm 2010 đến nay / Nguyễn Quế Thương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 7(256) .- Tr. 45-52 .- 327

Trình bày các chương trình hỗ trợ và hợp tác kinh tế. Từ đó đưa ra một vài nhận xét, đánh giá để xúc tiến nhiều chương trình hỗ trợ và hợp tác kinh tế giữa hai nước, đưa quan hệ hai nước lên một bước tiến mới.

24 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Đức trong giai đoạn 1950-1975 / Lương Thị Hồng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246) .- Tr. 74-81 .- 327

Tập trung phân tích quá trình hợp tác, giúp đỡ về kinh tế của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đối với Việt Nam trong giai đoạn 1950-1975 nhằm thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa Chính phủ Việt Nam và Đức, đồng thời khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng trong quá trình vận động, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

25 Ảnh hưởng của Covid-19 đến quan hệ kinh tế Việt - Trung / Ngô Hiến Vinh, Đỗ Thị Ngân, Phạm Thị Hồng Giang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 67-83 .- 327

Phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Covid-19 cũng là lời cảnh báo cho những vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ kinh tế song phương, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực khắc phục từ hai phía.

26 Việt Nam – Kuwait: 45 năm quan hệ hợp tác và hướng tới tương lai / Ngô Toàn Thắng, Kiều Thanh Nga // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 12(184) .- Tr. 3-11 .- 327

Trình bày thực trạng quan hệ hợp tác Việt Nam – Kuwait. Phân tích một số triển vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Kuwait.

27 Quan hệ chính trị và kinh tế của Thái Lan – Campuchia từ năm 2008 đến năm 2016 / Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 39 - 47 .- 327

Phân tích những biến chuyển trong quan hệ chính trị và kinh tế của hai nước, nhận diện được yếu tố chính trị trong nước mà cụ thể là chính phủ nào nắm quyền và lợi ích kinh tế của họ là gì, yếu tố tiên quyết ảnh hưởng và định hình mối quan hệ giữa Thái Lan và Cam puchia là như thế nào?.

28 Quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Trung từ năm 2014 đến nay / Doãn Công Khánh, Đặng Thị Thúy Hà // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 12 (255) .- Số 12 (255) .- 327

Nhìn lại và đánh giá chuyển biến trong quan hệ thương mại hai nước từ năm 2014 đến nay, nêu lên những vấn đề tồn tại và một vài kiến nghị nhằm gia tăng quan hệ thương mại Việt – Trung trong thời gian tới.

30 Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào giai đoạn 2012 – 2017 / TS. Trương Duy Hòa // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 10 (211) .- Tr. 3-11 .- 327

Đề cập đến quan hệ đầu tư, thương mại và viện trợ giữa hai nước trong giai đoạn 5 năm gần đây (2012 – 2017) và rút ra một số kết luận và kiến nghị cần thiết.