CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Tài chính

  • Duyệt theo:
41 Chính sách tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid 19 / Nguyễn Anh Phong, Nguyễn Thị Nga Dung // Tài chính .- 2020 .- Số 728 .- Tr. 50 - 53 .- 332.024

Bài viết cung cấp lược khảo sát ảnh hưởng các lần đại dịch đến kinh tế các quốc gia trên thế giới, cùng với đó là những chính sách các quốc gia ứng phó nhằm khôi phục kinh tế. Tổng hợp và bình luận chính sách mà Việt Nam đã áp dụng, đồng thời đề xuất gói chính sách tài chính kích thích và phục hồi kinh tế theo mô hình chữ V.

42 Chính sách tài chính huy động và phân bổ nguồn lực cho yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế / Đặng Văn Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 12-17 .- 658

Chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế với mục tiêu tổng quát đến năm 2020 được xác định là "Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp dể đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế".

43 Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển ngành thủy sản xuất khẩu của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Thị Mai Anh // Kế toán & Kiểm toán .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 31-33 .- 658

Trung Quốc và Indonesia là những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới. Ngành thủy sản xuất khẩu hàng năm làm tăng thu ngoại hối, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế này. Những thành tựu có được là nhờ sự quan tâm của chính phủ của quốc gia này, trong đó bao gồm việc ban hành chính sách tài chính hỗ trợ cho ngành thủy sản xuất khẩu. Vời điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình phát triển ngành thủy sản tương đồng với Việt Nam, những bài học thành công trong việc sử dụng các chính sách tài chính hỗ trợ ngành thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc và Indonesia có thể là kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam.

44 Cải cách chính sách tài chính thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam / Nguyễn Viết Lợi // Tài chính .- 2020 .- Số 720+721 .- Tr. 18-22 .- 332.709597

Chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường phát triển theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những thành quả từ cải cách chính sách tài chính đã góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định và bền vững

45 Cải cách chính sách tài chính, thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2030 / Đặng Quyết Tiến // .- 2020 .- Số 720+721 .- Tr. 76-80 .- 332.024

Bài viết đánh giá kết quả quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và các giải pháp cải cách chính sách tài chính nhằm tạo động lực thúc đẩy, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2030.

46 Cải cách chính sách tài chính nhằm phát triển cân bằng thị trường tài chính Việt Nam / Nguyễn Thị Mùi, Lê Hoàng Nga // .- 2020 .- Số 720+721 .- Tr. 90-94 .- 332.024

Bài viết phân tích thực trạng chính sách tài chính đối với phát triển cân bằng thị trường tài chính và đề xuất hướng đổi mới chính sách tài chính nhằm phát triển cân bằng thị trường tài chính Việt Nam

47 Argentina trong các tranh chấp đầu tư tại ICSID: Trường hợp nghiên cứu về sự thay đổi chính sách tài chính và thực thi phán quyết / Lê Thị Ánh Nguyệt, Vũ Như Thăng // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 07 (119) .- Tr. 63 – 70 .- 340

Phân tích những chính sách đầu tư tài chính mà Argentina đã thay đổi, những lập luận mà Argentina đã sử dụng để biện minh cho sự vi phạm của mình và đồng thời phân tích tính hợp pháp trong các yêu cầu mà Argentina yêu cầu nhà đầu tư thực hiện để phán quyết của hội đồng trọng tài ICSID đã ban hành.

48 Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ / Nguyễn Thị Việt Nga // .- 2019 .- Số 2(187) .- Tr. 11-14 .- 332.1

Phân tích thực trạng ngành công nghiệp thông qua các chính sách tài chính, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực, để có một hệ thống chính sách tài chính hoàn thiện giúp ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển trong thời gian tới.

49 Nguồn tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam / TS. Đặng Thị Việt Đức // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 666 .- Tr. 53-56 .- 332.1

Bài viết làm rõ khía cạnh lý thuyết và thực tiễn các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; phân tích thực trạng các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ hữu ích cho sự đánh giá và gợi ý về hướng phát triển hệ thống tài chính tài trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.

50 Chính sách tài chính để chuyển đổi mô hình phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Ban Kinh tế Vĩ mô và dự báo // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 674 tháng 2 .- Tr. 34-37 .- 332.1

Tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Chính sách tài chính hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Một số kiến nghị chính sách.