CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Tài chính
1 Mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Phan Thị Hằng Nga, Lê Thị Thúy Hằng // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 44-47 .- 330
Nghiên cứu này sử dụng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990-2021. Mô hình nghiên cứu cho kết quả có ý nghĩa thống kê đối với quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố chính sách tài chính. Nghiên cứu này cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
2 Chính sách tài chính cho tăng trưởng xanh, hướng tới cam kết của Việt Nam tại COP26 giảm phát thải ròng bằng 0 / Nguyễn Việt Bình // .- 2024 .- K1 - Số 263 - Tháng 5 .- Tr. 66-70 .- 332.1
Tập trung phân tích thực trạng chính sách tài chính cho TTX, mục tiêu giảm phát thải ròng bằng không của Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
3 Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam / Nguyễn Xuân Khôi // .- 2023 .- Số 645 - Tháng 10 .- Tr. 22 - 24 .- 658
Bài viết đánh giá tổng quan về chính sách tài chính thu hút vốn FDI, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính phù hợp với định hướng thu hút vốn FDI của Việt Nam trong thời gian tới.
4 Thúc đẩy tài chính toàn diện : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 13 - 18 .- 332
Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong vấn đề thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. Đây là cách tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn và kế thừa kết quả thực hiện tại các quốc gia, trên cơ sở đó tổng hợp các kinh nghiệm và lựa chọn giải pháp phù hợp cho Việt Nam trong quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện.
5 Tài chính cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Quang Sáng // .- 2023 .- Số 241 - Tháng 10 .- Tr. 65-72 .- 332.1
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế tài chính cho GDĐH như: chính sách thuế; chính sách tín dụng; chính sách chi ngân sách Nhà nước (NSNN) và một số chính sách tài chính ngoài NSNN. Hiện nay, chính sách tài chính cho GDĐH chưa phát huy hết vai trò của nguồn lực của các chủ thể trong xã hội. Vì vậy, cần có những giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả của chính sách tài chính cho GDĐH.
6 Mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Phan Thị Hằng Nga, Lê Thị Thúy Hằng // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 44-47 .- 330
Nghiên cứu này sử dụng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990-2021. Mô hình nghiên cứu cho kết quả có ý nghĩa thống kê đối với quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố chính sách tài chính. Nghiên cứu này cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
7 Chính sách tài chính cho thị trường các-bon : kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam / Đào Trần Khánh // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 68-71 .- 332
Việt Nam được nhiều tổ chức đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng phát thải khí nhà kính nhanh trên thế giới. Tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022, với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính “ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường các-bon”. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và ban hành chính sách này, Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trong đó bao gồm cả kinh nghiệm từ các nước đã ban hành và thực thi ổn định chính sách tài chính cho thị trường các-bon là Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU).
8 Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng tới chính sách tài trợ trong doanh nghiệp / Phạm Ngọc Hải // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 635 .- Tr. 52 - 53 .- 658
Chính sách tài trợ là một bộ phận của chính sách tài chính trong doanh nghiệp, chi phối và định hướng việc huy động các nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu đầu tư và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Chính sách tài trợ liên quan đến việc lựa chọn các quyết định: doanh nghiệp nên huy động bao nhiêu vốn chủ sở hữu và bao nhiêu nợ vay; cơ cấu các nguồn tài trợ huy động nên như thế nào; khi nào thì huy động các nguồn tài trợ đó; các công cụ hay cách thức huy động các nguồn tài trợ như thế nào; mô hình tài trợ nhu cầu sử dụng vốn ra sao. Vì vậy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách tài trợ tới doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về vấn đề này khi doanh nghiệp muốn thực hiện một chính sách tài trợ phù hợp trong cả ngắn hạn và dài hạn.
9 Chính sách tài chính hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 35-39 .- 332.1
Đại dịch Covid-19 cùng những tác động bất lợi từ kinh tế thế giới như giá cả leo thang, lạm phát tiếp tục tăng cao, chuỗi cung ứng đứt gãy gây ra những bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong thời gian tới.
10 Chính sách hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế và khuyến nghị chính sách tài chính cho Việt Nam / Phan Thị Nam Giang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr.11-14 .- 332
Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong những thập kỷ gần đây đã góp phần giúp Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Việc nghiên cứu các chính sách hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế trong giai đoạn hiện nay là cần thiết để có những điều chỉnh chính sách tài chính chủ động và phù hợp nhằm tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ này, góp phần phục vụ mục đích phát triển đất nước theo hướng bền vững.