CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách Tài chính
21 Chính sách tài chính đối với phát triển xanh ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam / Trần Mạnh Tiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 222 .- Tr. 80 - 83 .- 658
Bài viết giới thiệu về các công cụ tài chính cũng như xu hướng sử dụng công cụ tài chính đối với phát triển xanh ở một số quốc gia từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam.
22 Định hướng hoàn thiện chính sách tài chính đối với FDI ở Việt Nam / Bùi Văn Vần, Đặng Phương Mai // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 222 .- Tr. 26 - 31 .- 332.024
Bài viết chủ yếu đề cập 2 chính sách tài chính chủ yếu là chính sách thế và chính sách tài chính về đất đai đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
23 Chính sách tài chính tạo nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 45-49 .- 332.1
Để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thì việc đảm bảo nguồn lực cho phát triển có vai trò rất quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã nhấn mạnh việc hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, nguồn lực cho phát triển sẽ phải huy động nhiều hơn và đòi hỏi chính sách tài chính phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tài chính-ngân sách nhà nước, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và tạo nguồn lực phát triển kinh tế bền vững.
24 Áp dụng chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp : kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam / Phạm Đức Anh, Bùi Thị Mến // .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 43-51 .- 658
Bài viết nhằm mục tiêu khảo lược và phân tích kinh nghiệm thực tiễn tại các quốc gia khác nhau trong thiết kế và thực thi chính sách tài chính hỗ trợ cho khởi nghiệp. Các chính sách tín dụng và cơ bản được áp dụng tại các quốc gia bao gồm chính sách thuế, chính sách tín dụng và chính sách lãi suất. kết quả phân tích cho thấy, chính sách tài chính của chính phủ thông qua việc tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn ưu đãi, có thể giúp DNKN cắt giảm chi phí hoạt động và chi phí tài chính nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh vượt trội.
25 Chính sách tài chính tạo nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 45-49 .- 332.1
Để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thì việc đảm bảo nguồn lực cho phát triển có vai trò rất quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã nhấn mạnh việc hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, nguồn lực cho phát triển sẽ phải huy động nhiều hơn và đòi hỏi chính sách tài chính phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tài chính-ngân sách nhà nước, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và tạo nguồn lực phát triển kinh tế bền vững.
26 Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng chính sách tài chính đối với FDI và bài học với Việt Nam / Bùi Văn Vần, Phạm Thị Tường Vân // .- 2021 .- Số 219 .- Tr. 79 - 83 .- 332.024
Sử dụng chính sách tài chính (CSTC) là công cụ để thu hút có hiệu quả FDI là vấn đề hết sức quan trọng đặt ra đối với các nước đang phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thu hút ĐTNN. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc xem xét kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc sử dụng CSTC để thu hút hiệu quả FDI là rất cần thiết.
27 Chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi / Trần Nhuận Kiên, Trần Chí Thiện // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 515 .- Tr. 24-32 .- 332.024
Bài viết hệ thống hoá và cập nhật các chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước và chính sách thu hút các nguồn tài chính khác cho khởi nghiệp sáng tạo; từ đó đề xuất các giải pháp chính sách tăng cường hơn nữa khả năng huy động các nguồn lực tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
28 Chính sách tài chính đối với kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Nguyễn Hồng Thắng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 18-22 .- 332.1
Kinh tế tuần hoàn hay kinh tế xanh là xu hướng tất yếu hướng tới của các quốc gia khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Việt Nam tuy đạt được những thành quả về phát triển bền vững, nhưng cùng với đó cũng phải đối diện với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn, nguyên liệu thô, nguyên liệu hóa thạch cạn kiệt... Vì vậy, việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu của Việt Nam nhằm khắc phục hạn chế của mô hình tăng trưởng tuyến tính truyền thống. Bài viết này, tác giả khái quát cơ chế, chính sách chung về kinh tế tuần hoàn; phân tích, làm rõ vai trò của chính sách tài chính đối với phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; đồng thời, định hướng hoàn thiện chính sách tài chính đối với kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn mới.
29 Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ ngành du lịch và lữ hành trong bối cảnh dịch Covid 19 kéo dài / Thân Thị Vi Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 598 .- Tr. 75 - 77 .- 910
Bài viết tập trung phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đến du lịch, dịch vụ, lữ hành của cả nước và đưa ra một số phân tích về chính sách tài chính tiền tệ cho lĩnh vực này.
30 Chính sách tài chính ứng phó với đại dịch covid 19 của một số quốc gia / Nguyễn Thị Tường Anh, Phạm Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Minh Thư // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 756 .- Tr. 32 - 35 .- 330
Bài viết phân tích các chính sách tài chính, tiền tệ nổi bật được thực hiện ở một số quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Singapore và khu vực đồng tiền chung Châu Âu, từ đó hàm ý giải pháp cho Việt Nam.