CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Luật Tố tụng hình sự
1 Nâng cao hiệu quả thu thập dữ liệu điện tử trong hoạt động điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao / Phạm Văn Toàn // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 34 – 37 .- 340
Trong thời gian qua, tình trạng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội có diễn biến phức tạp, diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước thực trạng này, để góp phần phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định nguồn chứng cứ mới là dữ liệu điện tử. Bài viết làm rõ quy định về dữ liệu điện tử và những khó khăn, vướng mắc khi tiến hành thu thập, đánh giá, sử dụng dữ liệu điện tử trong hoạt động điều tra tội phạm có sử dụng công nghệ cao, đồng thời đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn chứng cứ này trong quá trình làm sáng tỏ vụ án.
2 Xác định xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự / Lê Huỳnh Tấn Duy // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 13 – 26 .- 658
Chứng cứ và chứng minh là những chế định giữ vị trí trung tâm trong pháp luật tố tụng hình sự quốc gia. Bài viết này tập trung trình bày và phân tích một số vấn đề liên quan đến việc xác định xu hướng phát triển của pháp luật Việt Nam về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự như lý luận chung. Kết quả nghiên cứu của bài viết góp phần bổ sung lý luận về xác định xu hướng phát triển của pháp luật về chứng cứ và chứng minh tại Việt Nam, tạo cơ sở khoa học giúp cơ quan lập pháp hoạch định kế hoạch và nâng cao chất lượng xây dựng luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
3 Thu thập chứng cứ của tòa án theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 / Võ Thị Kim Oanh // .- 2024 .- Số 3 (175) - Tháng 3 .- Tr. 39 – 50 .- 340
Bài viết làm sáng tỏ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thu thập chứng củ của Tòa án, xác định các hạn chế, bất cập còn tồn tại. Từ đó, bài viết đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu thập chứng cứ của Tòa án và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
4 Thu thập chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự Việt Nam / Lê Nguyên Thanh // .- 2024 .- Số 3 (175) - Tháng 3 .- Tr. 51 – 62 .- 340
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay chưa quy định cụ thể về thủ tục thu thập chứng cứ điện tử, do đó thực tiễn áp dụng còn tùy nghi, làm ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của chứng cứ. Bài viết phân tích các vấn đề pháp lý về thủ tục thu thập chứng cứ điện tử và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
5 Một số vấn đề về nguyên nhân và điều kiện phạm tội dưới góc độ là đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự / Phạm Thái // .- 2024 .- Số 3 (175) - Tháng 3 .- Tr. 63 – 74 .- 340
Bài viết phân tích nguyên nhân và điều kiện phạm tội như một đối tượng chứng minh được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hiện hành. Những hạn chế khi mở rộng phạm vi đối tượng chứng minh là nguyên nhân, điều kiện phạm tội cũng sẽ được tìm hiểu, đánh giá. Trên cơ sở đó, bài viết kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và tăng cường hiệu quả trong việc áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trong thực tiễn.
6 Đảo ngược trách nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự theo pháp luật một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam / Phạm Thái // .- 2024 .- Số 3 (175) - Tháng 3 .- Tr. 75 – 89 .- 340
Đảo ngược trách nhiệm chứng minh là một ngoại lệ của nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật của một số quốc gia, được xem là một công cụ quan trọng để xác định sự thật vụ án và hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm. Bài viết phân tích và đánh giá quy định về đảo ngược trách nhiệm chứng minh trong pháp luật của một số nước trên thế giới, tập trung vào những điểm nổi bật, đặc trưng nhất, từ đó, rút ra những kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc nghiên cứu, học tập quy định của pháp luật nước ngoài về đảo ngược trách nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự.
7 Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về quyền của người bào chữa / Đỗ Thị Phượng // Luật học .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 19-30 .- 340
Chức năng bào chữa là một trong ba chức năng cơ bản của tổ tụng hình sự (bên cạnh chức năng buộc tội và chức năng xét xử). Chức năng bào chữa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Để thực hiện có hiệu quả chức năng bào chữa, các quyền của người bào chữa được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quyền này đã nảy sinh nhiều bất cập. Bài viết nghiên cứu các vướng mắc của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về các quyền của người bào chữa và việc bảo đảm quyền cho người bào chữa được quy định cụ thể tại các điều 73, 80, 81 và 82 Bộ luật Tố năm 2015 và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các quy định này nhằm bảo đảm cho người bào chữa tụng hình sự thực hiện có hiệu quả chức năng bào chữa của mình trong các vụ án hình sự.
8 Hoàn thiện quy định về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án nhằm bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội / Vũ Gia Lâm // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 25-36 .- 340
Bài viết nghiên cứu nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội và việc thực hiện nguyên tắc này trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án để đánh giá mức độ hoàn thiện, sự thống nhất, đồng bộ giữa nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội với các quy định này; từ đó đề xuất việc hoàn thiện quy định về đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra, đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
9 Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp Và Việt Nam / Mai Thanh Hiếu // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 55-69 .- 345.597
Suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản trong pháp luật tố tụng hình sự Pháp và Việt Nam. Mỗi quốc gia có kĩ thuật lập pháp riêng trong việc quy định nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thành công hơn trong quy định về giới hạn suy đoán vô tội nhưng cùng cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Pháp trong quy định về chủ thể được suy đoán vô tội giải thích sự nghi ngờ theo hướng có lợi cho người bị nghi phạm tội và người bị buộc tội; các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử li vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.
10 Yêu cầu phiên toà mới trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kháng nghị tái thẩm / Nguyễn Hải Ninh // Luật học .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 39-52 .- 340
Quyền yêu cầu mở phiên toà mới được xem như một đặc quyền dành cho bị cáo theo pháp luật Hoa Kỳ và được quy định lần đầu tiên trong Đạo luật Tư pháp năm 1789. Theo đó, chứng cứ mới phát hiện là một trong những căn cứ để toà án chấp nhận mở phiên toà mới. Chứng cử mới phát hiện phải bảo đảm đủ các điều kiện được các tòa án Hoa Kỳ xác định trong nguyên tắc với tên gọi là “nguyên tắc Berry”. Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên vụ Berry kiện Bang Georgia năm 1851. Nghiên cứu phân tích các điều kiện trong căn cứ yêu cầu phiên toà mới, đồng thời làm rõ quy định của pháp luật tố tụng hình sự Hoà Kỳ về chủ thể, thời điểm, thời hạn yêu cầu phiên toà mới. Trên cơ sở xác định những điểm có tính chất tương đồng với kháng nghị tái thẩm trong hình sự Việt Nam, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền.