CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Tố tụng hình sự

  • Duyệt theo:
31 Những điểm mới về quyền bào chữa của người bị buộc tội theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 / Tăng Văn Hoàng // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 11 .- Tr.39 - 41 .- 345.597002632

Quyền bào chữa là một trong những quyền năng quan trọng của người bị buộc tội mà nhà nước có trách nhiệm bảo đảm, tạo cho họ khả năng bảo vệ trước sự buộc tội của cơ quan có thẩm quyền tiến hành Tố tụng Hình sự. Trong Tố tụng Hình sự, quyền bào chữa luôn gắn liền với người bị buộc tội, nhưng chỉ trở thành hiện thực khi người bị buộc tội thực hiện. Người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa bằng cách tự bào chữa hoặc nhờ Luật sư, người khác bào chữa và có thể kết hợp cả hai. Do vậy, việc người bị buộc tội tự bào chữa không loại trừ khả năng họ nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa và ngược lại.

32 Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp "đồng hành" để thực hiện hóa phương thức xét xử mới - xét xử trực tiếp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Đỗ Đức Hồng Hà, Bùi Thị Tâm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 19(443) .- Tr.10 - 16 .- 345.5970026

Luật Tố tụng hình sự nước ta hiện nay chỉ quy định xét xử trực tiếp, chưa quy định xét xử trực tuyến. Đại dịch Covid-19 đã làm ngưng trệ mọi hoạt động, trong đó có hoạt động xét xử của Toà án. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi ngành Toà ánphải áp dụng phương thức xét xử mới - xét xử trực tiếp. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích cơ sở và giải pháp đồng hành giữa cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để sớm thực hiện hóa phương thức xét xử mới - xét xử trực tuyến.

33 Đảm bảo quyền con người của bị cáo trong tố tụng hình sự / Trần Văn Độ // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.16 - 22 .- 345.5970026

Tố tụng Hình sự là lĩnh vực hoạt động nhà nước nhạy cảm mà trong đó quyền con người của bị cáo dễ bị xâm phạm nhất. Bài viết khái quát lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật tố tụng hình sự, thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm quyền con người của bị cáo và đưa ra một số kiến nghị tăng cường bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự.

34 Quyền im lặng của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự / Trần Văn Hùng // .- 2021 .- Số 9 .- Tr.23 - 25 .- 345.5970026

Phòng chống oan sai trong hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền công dân luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết trong công tác cải cách tư pháp. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ quyền con người trên mọi phương diện. Bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) ghi nhận. Các quy định của pháp luật ghi nhận quyền im lặng là điều kiện cần nhưng việc các cơ quan tư pháp bảo đảm quyền này thực hiện trong thực tiễn mới là điều kiện đủ. Bài viết này đi sâu phân tích nội dung của quyền im lặng trong tố tụng hình sự và một số đề xuất nhằm bảo đảm thực hiện và phát huy hiệu quả quyền im lặng trong quá trình tố tụng nới chung và hoạt động xét xử tại các phiên tòa hình sự nói riêng.

35 Quy định của pháp luật hiện hành về lựa chọn, thay đổi, từ chối, chỉ định người bào chữa và một số kiến nghị / Phan Thị Thanh Mai // Luật học .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 3-16 .- 340

Quyền bào chữa là quyền con người của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Ngoài việc tự bào chữa, người bị buộc tội còn được lựa chọn, thay đổi và từ chối người bào chữa. Trong những trường hợp luật định, người bào chữa còn do các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định. Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về lựa chọn, thay đổi, từ chối, chỉ định người bào chữa, bài viết đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật này về lựa chọn, thay đổi, từ chối, chỉ định người bào chữa nhằm bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của người bị buộc tội.

36 Chế định bảo lĩnh trong tố tụng hình sự và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Thu Hằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 3+4 (427+428) .- Tr. 74 - 79 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các vấn đề pháp lý quan trọng về chế định bảo lĩnh trong tố tụng hình sự, bao gồm: (i) Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh; (ii) Nghĩa vụ cam đoan của bị can, bị cáo và điều kiện nhận bảo lĩnh của cá nhân, cơ quan, tổ chức; (iii) Trách nhiệm pháp lý của các chủ thể; (iv) Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh; (v) Thủ tục áp dụng bảo lĩnh và các trường hợp huỷ bỏ áp dụng bảo lĩnh. Thông qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chế định bảo lĩnh.

37 Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự 2015 / Trần Lệ Loan // .- 2020 .- 14 (6) .- Tr. 6-18 .- 347

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận, trao quyền cho chính bị hại quyết định việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình thông qua cách thức lựa chọn giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục chung. Bài viết chỉ ra hạn chế của chế định “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại” theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015 và đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế đó.

38 Đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự và kiến nghị đối với địa phương / Lê Viết Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.118-121 .- 340

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải phát triển hệ thống pháp luật tương đồng với các nước trong khu vực và phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, quyền công dân ngày càng được đề cao, pháp luật ngày càng được hàn thiện, trách nhiệm pháp lý của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ý thức pháp luật ngày càng cao, đòi hỏi việc thực hiện các hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cơ quan điều tra nói riêng và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói chung phải đảm bảo chặt chẽ các qui định của pháp luật nhằm tôn trọng và bảo vệ quyền công dân.

39 Một số quy định chưa thống nhất giữa Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp tư pháp / Trần Thị Liên // Luật học .- 2018 .- Số 8 (207) .- Tr. 58-66 .- 340

Phân các quy định chưa thống nhất giữa Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp tư pháp để đưa ra hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong thực tiễn.

40 Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi trên cơ sở hướng dẫn của Liên hợp quốc về tư pháp phục hồi / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 6 (109) .- Tr. 37-43 .- 340

Phân tích những hướng dẫn của Liên hợp quốc về tư pháp phục hồi; đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi và đề xuất một số kiến nghị.