CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Tố tụng hình sự

  • Duyệt theo:
21 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm - Qui định và hực tiễn thực hiện / Đặng Văn Vương, Xuân Thoại // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.9-12 .- 345.597002632

Tranh tụng là hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên gỡ tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại quan điểm và lợi ích của phía đối lập. “Tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên tòa bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của bên kia dưới sự điều khiển, quyết định của chủ tọa phiên tòa với vai trò trung gian, trọng tài"(1).

22 Nhằm đảm bảo các nguyên tắc suy đoán vô tội, công bằng, công khai khi tranh tụng tại tòa / Hà Thị Khuyên // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.13-16 .- 345.5970026

Hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự là vấn đề rất được quan tâm trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, hoạt động này góp phần cơ bản trong việc làm sáng tỏ vấn đề và giúp cho quá trình xét xử diễn ra một cách khách quan, công bằng, giảm bớt tình trạng oai sai. Bài viết này phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự. Đồng thời, làm rõ nền tảng cơ bản trong hoạt động tranh tụng ở hai gọc dộ chính: xem xét hoạt động tranh tụng ở độ mô hình tố tụng hình sự và xem xét hoạt động tranh tụng ở góc độ các nguyên tắc của tố tụng hình sự.

23 Vấn đề giới hạn của việc xét xử quy định tại Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự / Nguyễn Xuân Kỳ // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.11-15 .- 345.5970026

Giới hạn xét xử là chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự. Là cơ sở pháp lý để xác định phạm vi xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm (được xét xử những bị cáo nào, theo hành vi nào, tội danh nào), đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những vướng mắc, bất cập.

24 Thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự / Nguyễn Đức Hùng // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 4 .- Tr.26 - 28 .- 345.5970026

Quyền được bào chữa là quyền của mỗi cá nhân, người bị buộc tội có quyền yêu cầu có người bào chữa, cũng có quyền thay đổi hoặc từ chối sự tham gia của người bào chữa. Đây là yêu cầu đầu tiên liên quan tới sự xuất hiện của người bào chữa trong quá trình tố tụng hình sự, cũng là việc các cá nhân tự bảo đảm quyền con người của chính mình.

25 Hoàn thiện các qui định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về biện pháp khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật / Lê Thái Sơn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 11(435) .- Tr.34 - 38 .- 345.597002632

Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật là những biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng và được áp dụng phổ biến trong thực tiễn điều tra hình sự. Đây cũng là biện pháp mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng từ năm 2018 đến nay cho thấy, các quy định về các biện pháp này còn có một số điểm bất cập, vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

26 Thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi / Nguyễn Thị Loan, Trần Thị Thanh Hằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.18 - 24 .- 345.5970026

Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

27 Hoàn thiện các qui định của pháp luật tố tụng hình sự về cán bộ điều tra / Ngô Văn Vịnh, Nguyễn Thị Hải Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.13 - 17 .- 345.597002632

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định Cán bộ điều tra là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với những quy định mới, cụ thể. Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 về Cán bộ điều tra còn bất cập, cần được tiếp tục hoàn thiện.

28 Khám xét chỗ ở theo luật tố tụng hình sự Việt Nam / Lê Nguyên Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.18 - 26 .- 345.597002632

Khám xét là biện pháp điều tra phổ biến trong tố tụng hình sự và cũng dễ xung đột với quyền con người. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số vấn đề cơ bản về biện pháp khám xét chỗ ở theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, bao gồm: căn cứ, thẩm quyền và một số thủ tục tiến hành khám xét và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

29 Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân theo luật tố tụng hình sự Việt Nam / Trần Quốc Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.27 - 34 .- 345.5970026

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân trong luật tố tụng hình sự Việt Nam; phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân và chỉ ra những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này ở nước ta trong thời gian tới.

30 Qui định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại, đương sự / Thái Chí Bình // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 20(444) .- Tr.35 - 38 .- 345.5970026

Trong phạm vibài viết này, tác giả trình bày, phân tíchnhững điểm mới trong các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại, đương sự; chỉ ra những hạn chế, bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại, đương sự.