CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: An toàn--Vệ sinh thực phẩm
1 Thực trạng điều kiện vệ sinh tại bếp ăn tập thể các trường mầm non thành phố Hải Dương năm 2020 / Nguyễn Thị Thắm, Đào Thị Thu Thủy, Cáp Minh Đức // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 226-233 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng điều kiện vệ sinh tại bếp ăn tập thể các trường mầm non thành phố Hải Dương năm 2020. Đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ làm giảm bệnh tật, tăng cường sức lao động mà còn nâng cao sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của mỗi quốc gia. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian qua đã được xã hội quan tâm nên đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên còn gặp nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, tồn dư hóa chất độc hại trong thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, kém chất lượng… Kết quả nghiên cứu cho thấy các bếp ăn mầm non tại Hải Dương đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm với tỷ lệ rất thấp, do đó cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát để các bếp ăn hoàn thiện cũng như duy trì điều kiện vệ sinh trong suốt quá trình hoạt động.
2 Tiêu dùng an toàn thực phẩm ở Việt Nam trong những năm vừa qua : một số phân tích từ khía cạnh tác động của dư luận xã hội / Nguyễn Ngọc Trung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 36-38 .- 658.834 2
Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước "Dư luận xã hội đối với vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay". Kiểm định thống kê và so sánh số liệu giữa các nhóm thành thị - nông thôn, nhóm người ở những độ tuổi khác nhau và nhóm người theo mức thu nhập cho biết được tác động của dư luận xã hội đến việc tiêu dùng an toàn thực phẩm
3 Đánh giá của người dân về công tác quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam / Lê Văn Hùng, Vũ Ngọc Quyên, Tạ Phúc Đường // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 510 .- Tr. 26-36 .- 658
Trình bày thực trạng ngộ đọc thực phầm ở Việt Nam; chính sách quản lý an toàn thực phẩm ở VN; đánh giá của người dân về quản lý an toàn thực phẩm.
4 Giải pháp thúc đẩy chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh / Nguyễn Văn Phơ, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Huyền, Ninh Xuân Trung // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 3(502) .- Tr. 80-87 .- 658
Sử dụng số liệu điều tra của 235 hộ chăn nuôi ở Băc Ninh năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để chăn nuôi lợn theo hướng an toàn thực phẩm cần tập trung vào 4 nhóm giải pháp: 1.nâng cao chất lượng môi trường chăn huôi và giảm thiểu dịch bệnh trong chăn nuôi lợn; 2. tiếp tục tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật về chăn nuôi lợn; 3. nâng cao nhận thức của người nông dân về chăn nuôi lợn theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm; 4. xây dựng các chuỗi giá trị thịt lợn an toàn.
5 Tiềm năng ứng dụng của thực khuẩn thể trong lĩnh vực nông nghiệp và an toàn thực phẩm / Lê Hoàng Bảo Ngọc // .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 420-425 .- 615
Giới thiệu khái quát về liệu pháp thực khuẩn thể, một phương pháp kháng khuẩn chuyên biệt và an toàn. Đây không phải là phương pháp mới mà chỉ là một liệu pháp được sử dụng trở lại để phòng trừ nhóm vi khuẩn kháng kháng sinh và có khả năng hình thành màng sinh học. Nội dung bài báo bao gồm; Đặc điểm sinh học, cơ chế tiêu diệt vi khuẩn, cấu trúc, phân loại của thực khuẩn thể, kết quả ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thực phẩm. Từ đó rút ra những ưu điểm và tồn tại của phương pháp.
6 Hàm lượng độc tố vi nấm trong ngũ cốc và hạt có dầu ở một số tỉnh, thành phố phía Bắc Việt Nam / Đỗ Hữu Tuấn, Trần Cao Sơn, Lê Thị Hồng Hảo, Thái Nguyễn Hùng Thu // Dược học .- 2019 .- Số 6 (Số 518 năm 59) .- Tr. 37-42 .- 615
Xác định hàm lượng độc tố vi nấm gồm AF (B1, B2, G1, G2), FB1, OTA và ZEA trong một số nhóm sản phẩm nông sản phổ biến tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
7 Nguồn thông tin, lòng tin và sự lựa chọn nơi mua rau: nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh / Lê Thị Tuyết Thanh // .- 2018 .- Số 59 (2) .- Tr. 125 - 138 .- 363
Nghiên cứu phân tích tác động của (1) lòng tin đối với người bán và quản lý nhà nước về VSATTP và (2) kênh tìm kiếm thông tin về VSATTP đến tần suất mua rau tại các kênh bán lẻ.
8 Kiến thức về an toàn thực phẩm của người chế biến chính và một số yếu tố liên quan tại các quán ăn thị xã Cai Lậy, Tiền Giang năm 2017 / Trương Văn Bé Tư, Tạ Văn Trầm, Trần Thị Đức Hạnh // Y dược học Cần Thơ (Điện tử) .- 2018 .- Số 11+12 .- Tr. 281-287 .- 610
Xác định tỷ lệ kiến thức về an toàn thực phẩm của ngừi chế biến chính và một số yếu tố liên quan tại các quán ăn, thị xã Cai Lây, Tiền Giang năm 2017. Kết quả cho thấy có 81,25 phần trăm người chế biến chính có kiến thức đúng về an toàn thực phẩm. Vai trò của người chế biến, tiếp cận nguồn thông tin, giấy phép về an toàn thực phẩm có mối liên quan với kiến thức về an toàn thực phẩm của người chế biến chính. Trong nghiên cứu này, yếu tố về trình độ chuyên môn không đủ chứng cứ để khẳng định có hay không có mối liên quan với kiến thức về an toàn thực phẩm của người chế biến chính.
9 Xây dựng phương pháp định lượng silybin và isosilybin trong huyết tương thỏ ứng dụng để đánh giá sinh khả dụng chế phẩm chứa silymarin / Bùi Quang Đông, Nguyễn Thị Ngọc Thơ, Phạm Đức Tân, Hoàng Thị Trang, Nguyễn Thạch Tùng, Trần Cao Sơn // Dược học .- 2018 .- Số 12 (Số 512 năm 58) .- Tr. 48-54 .- 615
Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời silybin và isosilybin trong huyết tương thỏ và áp dụng trong nghiên cứu sinh khả dụng của một số chế phẩm chứa silymarin.
10 Quyền được sử dụng thực phẩm an toàn theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam / Vũ Công Giao, Nguyễn Đình Đức // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 6 (362) .- Tr. 74-84 .- 340
Phân tích khái niệm và nội dung các quy định về quyền được sử dụng thực phẩm an toàn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay.