CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: An toàn--Vệ sinh thực phẩm

  • Duyệt theo:
21 Những bất cập về thời hiệu và thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm / Cao Vũ Minh // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 9 (103) .- Tr. 27-34 .- 340

Phân tích những bất cập trong các quy định của pháp luật về thời hiệu và thời hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

22 Thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và một số kiến nghị / Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 9 (103) .- Tr. 35-42 .- 340

Tập trung phản ánh thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các hành vi vi phạm này trong thời gian sắp tới.

23 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra cho người tiêu dùng / Lê Thị Hồng Vân // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 9 (103) .- Tr. 43-50 .- 340

Phân tích các quy định của pháp luật và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra cho người tiêu dùng, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn.

24 Sử dụng phụ gia thực phẩm tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp kiểm soát / Nguyễn Thị Ngọc Lan // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 9 (103) .- Tr. 51-59 .- 340

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến vi phạm và đề xuất một số giải pháp kiểm soát hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm.

25 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: nhìn từ khía cạnh quản lý nhà nước và quyền lợi người tiêu dùng / Nguyễn Tuấn Vũ // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 9 (103) .- Tr. 60-65 .- 340

Trình bày khái quát về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, một số nội dung cơ bản và bàn luận liên quan đến giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

26 Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và pháp luật Việt Nam hiện nay / ThS. Nguyễn Thu Dương // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 8 (340)/2016 .- Tr. 62 – 72 .- 340

Đề cập đến các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, đồng thời cho thấy hạn chế trong các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện.

27 Nghiên cứu định lượng 5-hydroxymethylfurfural trong nước ngọt và một số thuốc, thực phẩm chức năng bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ / Tào Thị Phương, Nguyễn Triệu Quý, Phạm Thị Thanh Hà, Vũ Công Sáu // Dược học .- 2016 .- Số 7 (483) .- Tr. 48 – 52 .- 615

Với lựa chọn phương pháp sắc ký khí khối phổ làm kỹ thuật phân tích, nghiên cứu này nhằm xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng trong 5-HMF trong nước ngọt và một số chế phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, góp phần kiểm tra chất lượng các chế phẩm trên thị trường.

28 Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt tại tỉnh Thừa Thiên Huế / Nguyễn Thị Minh Hòa // Kinh tế và phát triển .- 2016 .- Số 226 tháng 4 .- Tr. 63-75. .- 658

Nghiên cứu này vận dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) nghiên cứu các nhân tố tác động đến nhận thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa vào số liệu điều tra 474 người tiêu dùng ở thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 10 nhóm nhân tố với 50 biến quan sát liên quan đến 4 nhóm vấn đề chính là “ý thức sức khỏe”, “can thiệp của chính phủ”, “sản phẩm tiềm năng” và “nhận biết an toàn thực phẩm” được rút trích từ thang đo nghiên cứu đề xuất.

29 Giải pháp cho vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản và Hàn Quốc / Nguyễn Quốc Tuấn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 11 (165)/2014 .- Tr. 34-40 .- 610

Luật An toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam đã ra đời và có hiệu lực tạo ra hành lang pháp lý cho việc thực thi an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo vấn đề sức khõe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc thực thi các quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn, do vậy cần phải học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc là hết sức cần thiết.