CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Quy hoạch--Đô thị
61 Vai trò của cộng đồng dân cư trong quá trình khảo sát quy hoạch cải tạo chung cư cũ những bài học và giải pháp / Lê Hữu Cầu // Kinh tế Xây dựng .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 39-44 .- 624
Trong những năm qua cụm từ "cải tạo chung cư cũ" luôn là chủ đề nóng từ chính quyền, người dân và các phương tiện truyền gây tâm lý hoang mang cho cộng đồng dân cư trong vùng dự án. Đồng thời các khu chung cư, tập thể cũ ngày một xuống cấp nghiêm trọng gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn cho người dân, ảnh hưởng tới môi trường sống, môi trường xã hội, ảnh hưởng tới quy hoạch, vị thế và truyền thống văn hóa của Thủ đô và cả nước. Trước tình hình đó việc cải tạo chung cư là cực kỳ cấp bách cần sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ước đến địa phương trong việc xây dựng thể chế, chính sách thu hút đầu tư để huy động các nguồn lực xã hội tham gia cải tạo chung cư cũ. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến vai trò của cộng đồng dân cư và chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thực hiện cải tạo các chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung nhưng kết quả đạt được rất hạn chế, gây lãng phí lớn nguồn lực xã hội, gây bức xúc trong người dân và dư luận. Nhiều nhà đùa tư, doanh nghiệp xin tham gia thực hiện cải tạo chung cư cũ nhưng thiếu năng lực tài chính, quy hoạch, quản lý xây dựng nên không thực hiện đúng cam kết gây mất lòng tin trong cộng đồng dân cư và xã hội.
62 Phân chia các kiểu cấu trúc nền công trình phục vụ quy hoạch và phát triển bền vững thành phố Huế đến năm 2030 / Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Thị Ngọc Quỳnh, Dương Vĩnh Nhiều // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 79-90 .- 624
Trình bày các mục như sau: 1. Đặt vấn đề; 2. Cơ sở ý thuyết phân chi và đánh giá các kiểu cấu trúc nền và 3. Bàn luận kết quả.
63 Liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững thành phố Hà Nội / TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Thị Diễm Hằng, ThS. Nguyễn Ngọc Tiệp // Quy hoạch xây dựng .- 2019 .- Số 95+96 .- Tr. 42-47 .- 624
Trình bày thực trạng phát triển đô thị trung tâm của Hà Nội. Vai trò của đô thị vệ tinh trong tổng thể định hướng phát triển của Hà Nội. Những khó khăn, bất cập đối với việc phát triển đô thị vệ tinh để đạt được các mục tiêu phát triển vền vững toàn thành phố. Những định hướng giải pháp để phát triển đô thị vệ tinh nhằm giảm tải áp lực cho đô thị trung tâm Hà Nội trong thời gian tới.
64 Tổ chức lại không gian đô thị cho sự ra đời và vận hành của các thành phố vệ tinh ở TP. Hồ Chí Minh / PGS. TS. Nguyễn Minh Hòa // Quy hoạch xây dựng .- 2019 .- Số 95+96 .- Tr. 48-51 .- 720
Bài viết tập trung làm rõ hai điều: Thứ nhất, tại sao TP. HCM không ra đời các thành phố vệ tinh cho dù đã có ý định hình thành từ rất lâu. Thứ hai, là tổ chức lại không gian hành chính theo mô hình tỉnh và vùng đô thị để đảm bảo cho ra đời đô thị vệ tinh, cũng như các đơn vị hành chính thứ bậc trong đô thị.
65 Tái cấu trúc mối quan hệ vùng và tạo sức hút: tìm hiểu hai điểm chính trong quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh / Liangwei Ma, Kai He, Ya Gao // Quy hoạch xây dựng .- 2019 .- Số 95+96 .- Tr. 56-63 .- 720
Phân tích ngắn gọn quy trình lập quy hoạch khu đô thị mới của Bắc Kinh và đặc biệt giới thiệu về sự phát triển và quy hoạch của trung tâm phụ trợ trong thành phố với hy vọng mang đến sự tham khảo cho các thành phố khác.
66 Liên kết một thành phố vệ tinh với chuỗi giá trị toàn cầu – kinh nghiệm của Incheon, Hàn Quốc / SukJin Yoon // Quy hoạch xây dựng .- 2019 .- Số 95+96 .- Tr. 64-69 .- 720
Đánh giá chiến lược đặc khu kinh tế Incheon, tập trung vào các khía cạnh về FDI và GVC. Mô tả các đặc trưng của Incheon với vai trò là một thành phố vệ tinh. Mô tả chiến lược IFEZ và sự vận hành của nó. Đánh giá chiến lược IFEZ với GVC và quan điểm nâng cấp công nghiệp địa phương. Tổng kết nhứng phát kiến và đề xuất chương trình nghiên cứu tiếp theo.
67 Quy hoạch đô thị cực lớn – Một số bài học từ kinh nghiệm của thành phố Bangkok – Thái Lan / TS. KTS. Hoàng Ngọc Lan, ThS. KTS. Lê Thị Bích Nọc // Quy hoạch xây dựng .- 2019 .- Số 95+96 .- Tr. 70-77 .- 720
Xem xét các giải pháp quy hoạch của thành phố Bangkok qua từng thời kỳ phát triển để tìm ra những điểm tương đồng, những bài học kinh nghiệm cho việc định hướng phát triển một đô thị cực lớn. Các giai đoạn quy hoạch của thành phố Bangkok sẽ được trình bày từ bối cảnh dẫn đến các giải pháp quy hoạch thông qua đồ án để rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết các bất cập và đón đầu các cơ hội do sự tăng trưởng nhanh chóng của TP. HCM, góp phần cho công tác điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM sắp tới của chính quyền thành phố.
68 Phát triển công trình cao tầng có định hướng gắn với không gian mở / TS. KTS. Nguyễn Hoàng Minh // Kiến trúc Việt Nam .- 2018 .- Số 221 .- Tr. 24-29 .- 720
Phân tích chính sách phát triển công trình cao tầng có định hướng trong chiến lược quy hoạch phát triển đô thị. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chỉ tiêu sử dụng đất gắn với lợi ích của cộng đồng đô thị. Quan điểm về chính sách phát triển công trình cao tầng gắn với xây dựng các không gian đô mở đô thị. Đề xuất khung chính sách phát triển công trình nhà cao tầng gắn với xây dựng các không gian mở đô thị.
69 Nghiên cứu ảnh hưởng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tới sử dụng vùng Đồng bằng sông Hồng / Vũ Lệ Hà // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 18 (296) .- Tr. 26 - 28 .- 624
Trình bày các mục như sau: I. Mục tiêu nghiên cứu; II. Phương pháp nghiên cứu; III. Kết quả nghiên cứu; IV. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SDĐ của vùng ĐBSH theo định hướng phát triển KT-XH đến năm 2020; V. Kết luận.
70 Định hướng quy hoạch không gian cho khu đô thị sáng tạo phía Đông thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Trọng Hòa, Nguyễn Quốc Vinh // Xây dựng .- 2018 .- Số 08 .- Tr. 137-140 .- 624
Bài báo tập trung vào nền tảng tri thức của “Khu đô thị sáng tạo”. Từ các quan điểm đi trước đã được ứng dụng trên thế giới, bài báo nghiên cứu xem xét bối cảnh vùng thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận cho việc hình thành và phát triển khu đô thị này. Đề xuất một địa điểm để xây dựng thành phố sáng tạo trong tương lai, dựa trên mô thức đô thị, kết nối vùng, hạ tầng phát triển, giá trị kiến trúc cảnh quan – đô thị…