CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công nghệ--Môi trường
1 Ứng dụng kỹ thuật CFP trong phân nhóm tài nguyên phục vụ với cách tiếp cận bằng giải thuật di truyền / Hoàng Thị Kiều Anh, Khưu Minh Cảnh // .- 2023 .- Số 23 (421) - Tháng 12 .- Tr. 51-53 .- 363
Trình bày ứng dụng về kỹ thuật CFP trong phân nhóm tài nguyên phục vụ cách tiếp cận bằng giải thuật di truyền và kết quả thử nghiệm dựa trên dữ liệu mẫu về định hướng sử dụng vỉa hè.
2 Nghiên cứu phân lập polyphenol và flavonoid toàn phần từ vỏ quả mắc ca và đề xuất một số ứng dụng nhằm giảm thiểu chất thải trong quá trình chế biến ra môi trường / Nguyễn Thành Dương, Võ An Quân, Vương Văn Quân // .- 2023 .- Số (17+18) - Tháng 9 .- Tr. 105-107 .- 363
Phân tích các đặc điểm của hạt mắc ca và thu được những thông tin quan trọng về kích thước và tỷ lệ của các phần khác nhau của hạt mắc ca trồng tại Việt Nam.
3 Mô hình kiến trúc và giải pháp xây dựng nền tảng trí tuệ nhân tạo dùng chung ngành Tài nguyên và Môi trường / Hoàng Thu Trang, Nguyễn Ngọc Vũ // .- 2023 .- Số 16 - Tháng 8 .- Tr. 54-56 .- 363
Nền tảng trí tuệ nhân tạo dùng chung ngành Tài nguyên và Môi trường; Đề xuất kiến trúc nền tảng trí tuệ nhân tạo Monre.Al.
4 Ứng dụng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý về khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường / Bùi Văn Sinh, Trần Văn Trung // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 23 (397) .- Tr. 35-37 .- 004
Trình bày về mô hình triển khai và kết quả đạt được trong quá trình ứng dụng giải pháp điện tử hóa và số hóa toàn bộ quy trình quản lý vào thực tiễn hoạt động quản lý về khoa học và công nghệ của Bộ.
5 Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng môi trường không khí tại thành phố Hải Phòng trên cơ sở ứng dụng WebGIS / TS. Trần Thị Hương, ThS. Bùi Đình Vũ // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 8 (382) .- Tr. 22-24 .- 363
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống WebGIS hỗ trợ quản lý chất lượng môi trường không khí cho thành phố. Hệ thống này cho phép trực quan hóa và phân tích, thống kê dữ liệu trên nền tảng bản đồ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người dùng có thể tra cứu thông tin trực tuyến về chất lượng môi trường không khí tại các khu vực trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
6 Sử dụng công nghệ viễn thám trong giám sát thông số môi trường tại khu vực nhà máy nhiệt điện / Quang Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 6 (380) .- Tr. 64-65 .- 363
Trình bày nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nhiệt điện than và hiệu quả của việc sử dụng công nghệ viễn thám tại khu vực các nhà máy nhiệt điện và vùng xung quang.
7 Tổng quan về ứng dụng cảm biến sinh học trong lĩnh vực môi trường / Nguyễn Hồng Yến Nhi, Trịnh Thị Bích Huyền, Tôn Thiện Phương, Đặng Vũ Bích Hạnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 24 (374) .- Tr. 20-22 .- 363
Phân tích từng loại cảm biến sinh học dựa trên tế bào thường ứng dụng khá nhiều trong giám sát các chất ô nhiễm môi trường nhờ vào đặc tính đơn giản. Đối với các cấu tử ô nhiễm có nồng độ thấp thì cảm biến dựa trên enzyme.
8 Khảo sát khả năng ứng dụng gel điều chế từ hạt cây bò cạp vàng để hấp thụ màu nhuộm reactive blue 19 trong nước / Hoàng Lê Thụy Thùy Trang, Đào Minh Trung, Nguyễn Võ Châu Ngân // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 21 (371) .- Tr. 31-33 .- 363
Đề xuất sử dụng phương pháp hấp thụ màu bằng vật liệu gel được điều chế từ hạt cây muồng hoàng yến đẻ hấp phụ màu nhuộm reactive blue 19 trong nước.
9 Đánh giá khả năng hấp thụ amoni của vật liệu đá ong phủ hydroxit lớp kép Mg-Al/CO32- / Đỗ Thị Hiền // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 22 (372) .- Tr. 51-52 .- 363
Khảo sát một số điều kiện để tìm được vật liệu đá ong phủ hydroxit lớp kép Mg-Al/CO32- có khả năng hấp thụ amoni tối ưu. Vật liệu sẽ được đánh giá các đặc trưng cấu trúc, thời gian cân bằng hấp phụ, dung lượng hấp phụ cực đại, khả năng hấp thụ trong mẫu môi trường thực tế và so sánh với vật liệu đối chứng là đá ong thô.
10 Xử lý đồng thời COD, Nitơ, Photpho trong nước thải bằng công nghệ SBR / Tăng Thế Cường // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 1+2 (327 + 328) .- Tr. 94 - 96 .- 363
Ứng dụng công nghệ bể SBR sử dụng bùn hoạt tính dạng hạt trong điều kiện nhiệt độ môi trường ở Hà Nội 28 ±30C. Kết quả cho thấy, việc điều chỉnh thời gian tăng theo hướng giảm dần là cần thiết để hạt bùn có thể thích nghi với môi trường trước khi được lựa chọn bằng việc rút ngắn thời gian lắng.