CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển sản phẩm
1 Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới / Trần Tuyên // .- 2023 .- Tập 12 - Số 9 .- Tr. 88 - 96 .- 910
Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để tìm hiểu một số nội dung cốt lõi về phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 (Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch) gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay, phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là một xu hướng phổ biến trong các văn bản chính sách và thực tiễn Việt Nam cũng có những điều kiện nhất định để phát triển các sản phẩm này. Thời gian qua, các mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch đã có những thành công bước đầu tại các địa phương, tuy vậy, các mô hình này cũng tồn tại một số hạn chế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
3 Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang / Mai Thị Huyền // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 312 .- Tr. 60-68 .- 658
Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, và góp phần tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Bắc Giang hiện là tỉnh đứng thứ 12 cả nước, thứ 2 khu vực các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc về số lượng sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP của tỉnh đều là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu và đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi vùng, địa phương. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm OCOP của Tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu hiệu quả trong điều phối hoạt động hỗ trợ cũng như công tác quản lý sản phẩm OCOP. Do vậy, cần có các giải pháp đồng bộ phát triển sản phẩm OCOP bền vững: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP; Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP.
4 Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Đông - Tây Yên Tử / Bùi Thanh Thúy // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 5 .- Tr. 26-28 .- 910
Đỉnh Yên Tử được coi là nóc nhà chung của 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Với đặc điểm tương đồng, cùng chứa hệ thống các di sản liên quan đến phật hoàng Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc lâm Yên tử, tiềm năng sẵn có về truyền thống văn hóa lịch sử và điều kiện tự nhiên, nếu giải quyết tốt bài toán liên kết cùng phát triển du lịch sẽ tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc phát triển kinh tế của các địa phương.
5 Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ngành dệt giai đoạn 2022-2025: đón đầu xư thế của thời đại mới/ / Phạm Xuân Trình // .- 2022 .- Số 12+01 .- Tr. 46-49 .- 658
Xã hội càng phát triển, nhu cầu càng tăng “con đường tơ lụa” đã đưa những tấm vải lụa là, rực rỡ, quí phái đến khắp các nước đông, tây là món quà thiên nhiên ban tặng cho con người thỏa mãn như một món trang sức, tài sản và thể hiện đẳng cấp trong xã hội. Cuộc cách mạng vải sợi cotton từ Anh và Mỹ giúp thế giới phát triển sản phẩm dệt may.
6 Triển vọng phục hồi ngành dệt may / Quách Mạnh Hào // .- 2022 .- Số 12+01 .- Tr. 50-53 .- 658
Triển vọng của ngành dệt may sẽ dần sáng sủa hơn trong năm 2022 khi nền kinh tế hoạt động trở nên rõ ràng hơn. Theo ước tính đến khoảng giữa năm 2022 các hoạt động sản xuất thông thường có thể quay trở lại, nhưng công suất có thể cần thêm thời gian so với thời kỳ trước đại dịch.
7 Chuẩn bị năng lực phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch để phục hồi / Đỗ Cẩm Thơ // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 1 + 2 .- Tr. 58 – 59 .- 910
Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến ngành du lịch. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn để tập trung nhìn nhận lại hệ thống sản phẩm, dịch vụ, công tác quản lý, quản trị du lịch và nhìn rõ những xu hướng tiêu biểu trong thời gian tới để chuyển mình thay đổi, thích ứng, sẵn sàng chuẩn bị năng lực cho tương lai.
8 Thực trạng triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Ninh Bình / Phan Thị Hằng Nga // .- 2021 .- Số 763 .- Tr. 93-96 .- 330
Bài viết phản ánh thực trạng phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” ở tỉnh Ninh Bình thông qua việc đánh giá công tác triển khai, đặc điểm sản phẩm và các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm như đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình, tăng cường hỗ trợ cho chủ thể tham gia, chỉ ra xu hướng tiêu dùng sản phẩm nông sản an toàn, đồng thời xác định hướng phát triển các dòng sản phẩm mà Ninh Bình có thế mạnh, đề xuất các giải pháp trong phân phối và xúc tiến sản phẩm OCOP của Tỉnh.
9 Hoạt động thiết kế phát triển sản phẩm mới tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam và một số nước Châu Á / Nguyễn Thu Hà, Phan Chí Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 514 .- Tr. 73-80 .- 658
Bài viết trình bày thực trạng phát triển sản phẩm mới trong sản xuất công nghiệp, mối quan hệ giữa các hoạt động thực hành phát triển sản phẩm mới và kết quả phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Từ đó đưa ra một số hàm ý về quản trị
10 Giải pháp phát triển sản phẩm Ocop Việt Nam / Mai Thị Huyền, Thân Thế Hùng // .- 2021 .- Số 517 .- Tr. 64 - 72 .- 658
Bài viết xem xét thực trạng phát triển sản phẩm trong chương trình mỗi xã một sản phẩm của Việt Nam, phân tích kết quả phát triển sản phẩm và chủ thể, quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm, xây dựng mạng lưới đối tác, triển khai mô hình chỉ đạo điểm, huy động nguồn lực cho chương trình. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm Ocop bao gồm: phát triển kinh tế vòng tròn gắn với vùng nguyên liệu ổn định; tiêu chuẩn hóa sản phẩm; nâng cao năng lực của các bên liên quan tham gia Ocop; tăng cường xúc tiến thương mại, làm cầu nối giữa nhà cung cấp và khách hàng trên thị trường tiêu thụ sản phẩm Ocop; tăng cường quản lý; giám sát các sản phẩm Ocop; thúc đẩy chuyển đổi số trong chương trình Ocop; tăng cường công tác tuyên truyền; truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm Ocop.