CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bất động sản

  • Duyệt theo:
21 Chính sách thuế bất động sản ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Hà Lan // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 26 - 28 .- 332

Thuế bất động sản là một trong những sắc thuế được sử dụng ở hầu hết các quốc gia, là công cụ quan trọng giúp nhà nước điều tiết thị trường bất động sản, động viên sử dụng bất động sản hiệu quả và góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Bài viết làm rõ vai trò của thuế bất động sản, đánh giá tỷ trọng thuế bất động sản trong cơ cấu thuế tại Việt Nam và các quốc gia châu Á, phân tích thực trạng áp dụng chính sách thuế bất động sản ở các quốc gia châu Á và đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam.

22 Tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản / Phạm Duy Tính // .- 2023 .- Số 315 - Tháng 9 .- Tr. 43-51 .- 332.12

Bài báo tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trong điều kiện kiểm soát các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phương pháp ước lượng moment tổng quát hệ thống hai bước được sử dụng để khám phá các hình mẫu ẩn chứa trong bộ dữ liệu của 49 công ty bất động sản niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2007-2021 với 617 quan sát. Các chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt động dựa trên giá trị kế toán được sử dụng là ROA, ROE và ROIC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc vào việc mở rộng tín dụng của hệ thống các ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn do nguồn vốn tín dụng vẫn chưa được khơi thông kể từ giữa năm 2022 cho đến nay.

23 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tính pháp lý bất động sản nghỉ dưỡng / Nguyễn Bảo Thành, Nguyễn Chí Trí // .- 2023 .- Tháng 09 .- .- 658

Đưa ra 10 giải pháp có ảnh hưởng đến pháp lý dự án bất động sản nghỉ dưỡng, qua đó giúp cho chủ đầu tư dự án, nhà đầu tư thứ cấp, hạn chế những rủi ro pháp lý khi đầu tư kinh doanh bất động sản nghĩ dưỡng.

24 Chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel cho bên mua: một số bất cập và hướng hoàn thiện / Nguyễn Ngọc Điện, Lê Thị Bích Chi // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 23-31 .- 340

Dù thiếu khung pháp lý điều chỉnh, các giao dịch condotel hiện vẫn đang được thực hiện khá phổ biến với nhiều hình thức, vượt trội là các giao dịch mua bán condotel. Tương tự như mua bán các sản phẩm bất động sản khác, một trong những động lực thúc đẩy người mua tham gia giao dịch là quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel. Tuy vậy, pháp luật về chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel cho bên mua còn nhiều vướng mắc, bất cập; điều đó không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch mà còn làm ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường cũng như cơ hội thu hút đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung làm rõ những vướng mắc, bất cập của pháp luật về chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel cho bên mua và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.

25 Quỹ tín thác đầu tư bất động sản: kinh nghiệm và khuyến nghị cho Việt Nam / Bùi Thu Hiền // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 136-139 .- 332.6

Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REITs) là một hình thức đầu tư bất động sản đã phát triển thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới... Tuy nhiên, tại Việt Nam, quỹ tín thác đầu tư bất động sản vẫn còn mới mẻ và chưa phát triển mạnh. Bài viết làm rõ các khái niệm, mô hình hoạt động của quỹ tín thác đầu tư bất động sản, vai trò và kinh nghiệm triển khai quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại một số quốc gia, từ đó, đưa ra một số huyến nghị để phát triển quỹ tín thác đầu tư bất động sản tại Việt Nam.

26 Pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản thực trạng và hướng hoàn thiện / Trần Linh Huân, Đoàn Thị Thu Hiền // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 45-50 .- 340

Trong quá trình phát triển của thị trường bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản ra đời như một tất yếu khách quan. Hiện nay, hoạt động môi giới bất động sản đang thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội với mức thu nhập hấp dẫn so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động này cũng còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần phải tiếp tục hoàn thiện về mặt pháp lý. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ một số vấn đề bất cập trong hoạt động môi giới bất động sản và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

27 Các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách hàng mua nhà hình thành trong tương lai / Lưu Quốc Thái // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 12(484) .- Tr. 16-27 .- 340

Mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là một hình thức giao dịch kinh doanh bất động sản được chính thức quy định từ Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006. Mặc dù loại giao dịch này đã được thừa nhận từ nhiều năm qua, nhưng các cơ chế pháp lý để đảm bảo an toàn cho giao dịch, đặc biệt là lợi ích hợp pháp của người mua nhà vẫn chữa được quy định đầy đủ và chặt chẽ. Trong bài viết này, tác giả hệ thống hóa, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành cũng như các quy định trong Dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) về các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua nhà ở hình thành trong tương lai với tư cách là khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, chỉ ra những hạn chế, bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.

28 Bản chất của việc xác nhận giao dịch bất động sản qua sàn và giá trị pháp lý của văn bản công chứng / Lê Ngọc Tình // .- 2023 .- Số 12(484) .- Tr. 36-43 .- 340

Trong bài viết này, tác giả trình bày quá trình hình thành thị trường bất động sản ở Việt Nam và vai trò của sàn giao dịch BĐS; so sánh việc xác nhận các giao dịch bất động sản thực hiện thông qua sàn với giá trị pháp lý của văn bản công chứng, phân tích để làm rõ hơn bản chất thực sự của việc xác nhận qua sàn về mặt pháp lý và thực tiễn với vai trò của công chứng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch về bất động sản; từ đó đưa ra nhận định và kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện Luật Kinh doanh bất động sản để thị trường bất động sản phát triển ngày càng minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững.

29 Hình thức của hợp đồng liên quan đến bất động sản ở một số quốc gia trên thế giới và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Hoàng Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị An // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 12(484) .- Tr. 44-52 .- 340

Trong bài viết này, tác giả khái quát về hình thức hợp đồng liên đến bất động sản tại một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, trong đó tập trung vào triết lý về chức năng của hợp đồng trọng thức, nội dung và hậu quả pháp lý của vi phạm quy định hình thức và học thuyết về vãn hồi hiệu lực hợp đồng để bảo vệ bên ngay tình. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị để góp phẫn hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hình thức hợp đồng liên quan đến bất động sản.

30 Bảo đảm an toàn pháp lý trong giao dịch bất động sản từ lý luận sở hữu toàn dân về đất đai / Ninh Thị Hiền, Đặng Hùng Võ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 11(483) .- Tr. 21-36 .- 340

Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Để khai thác hiệu quả nguồn lực từ đất đai, Nhà nước thiết kế các quyền trong cấu trúc quyền sở hữu đất đai, tạo lập các hình thức giao dịch và nội dung quyền đối với hàng hóa bất động sản. Việc lựa chọn công chứng theo mô hình công chứng Latinh là phù hợp cho hoạt động cung cấp dịch vụ công về phòng ngừa tranh chấp cho giao dịch về bất động sản hiện nay tại Việt Nam. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích, góp ý về nội dung Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và kiến nghị một số giải pháp mà Nhà nước cần thực hiện để đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch về bất động sản tại Việt Nam trong thời gian tới.