CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Khởi nghiệp

  • Duyệt theo:
61 Nhận thức cá nhân, các giá trị văn hoá và hành vi khởi nghiệp / Trần Văn Trang // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 276 .- Tr. 60-68 .- 658

Nghiên cứu này kiểm định mối liên hệ giữa các yếu tố nhận thức và hành vi khởi nghiệp. Dựa trên dữ liệu khảo sát từ 2000 người Việt Nam trưởng thành, nghiên cứu tìm thấy là các yếu tố nhận thức cá nhân bao gồm hình mẫu kinh doanh, khả năng khởi sự kinh doanh và cơ hội kinh doanh có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới hành vi khởi nghiệp. Nhận thức về các giá trị văn hoá khởi nghiệp bao gồm nhìn nhận khởi sự như lựa chọn nghề nghiệp đáng mơ ước, doanh nhân thành công có vị trí xã hội cao, truyền thông tích cực về kinh doanh không có ảnh hưởng riêng rẽ đến hành vi. Tuy nhiên, các yếu tố này khi được phối hợp trong một chỉ số tổng hợp – hàm ý các cá nhân nhận thức được đầy đủ các giá trị này, thì có tác động có ý nghĩa thống kê tới hành vi. Từ các kết quả này, bài báo đưa ra một số thảo luận và khuyến nghị chính sách.

62 Khởi nghiệp trên thế giới : xu hướng và hàm ý cho Việt Nam / Vũ Ngọc Quyên // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 8(495) .- Tr. 76-85 .- 658

Dựa trên các số liệu thống kê toàn cầu về doanh nghiệp khởi nghiệp, bài viết trình bày một số xu hướng nổi bật về thực trạng phát triển khởi nghiệp trên thế giới và Việt Nam hiện nay, qua đó đưa ra một số phân tích ban dầu và hàm ý cho phát triển khởi nghiệp ở Việt Nam.

63 Một số nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học / Trương Đức Thao, Nguyễn Trung Thùy Linh // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 8(495) .- Tr. 86-95 .- 658

Dựa trên 397 phiếu khảo sát ý kiến của sinh viên đang theo học tại Trường đại học Thăng Long, nghiên cứu đã chỉ ra ý định khởi nghiệp của sinh viên nhà trường hiện nay đang ở trung bình với 3.66 điểm và có 8 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Thăng Long theo thứ tự giảm dần từ (1) cảm nhận về tính khả thi khi khởi nghiệp; (2) tác động từ phía nhà trường, (3) cảm nhận năng lực bản thân với khởi nghiệp, (4) thái độ với khởi nghiệp, (5) kỳ vọng bản thân với khởi nghiệp, (6) vốn tài chính, (7) chuẩn mực niềm tin đến, (8) vồn thể chế. Nghiên cứu cũng đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp cho sinh viên Đại học Thăng Long trong những năm tới.

64 Một số gợi ý về chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam / Trần ĐứcTrung // .- 2020 .- Số 1+2(730+731) .- Tr.36-38 .- 005

Đề xuất một số nội dung liên quan tới chính sách tài chính nói chung, vốn nói riêng trong hỗ trợ doanh nghiệp KNST.

65 Môi trường kinh doanh thúc đẩy đầu tư thiên thần tại Việt Nam từ giác độ cán bộ quản lý / Nguyễn Thị Kim Anh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 10 (170) .- Tr. 42 - 49 .- 658

Trình bày các mục như sau: 1. Khái quát chung về hoạt động và vai trò của đầu tư thiên thần tại Việt Nam; 2. Quan điểm, chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư thiên thần nước ngoài vào phát triển startup ở Việt Nam và 3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc ban hành và thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư thiên thần nước ngoài vào phát triển startup ở Việt Nam.

66 Một số nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên / Trương Đức Thao, Nguyễn Trung Thùy Linh // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 99-104 .- 658

Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên việc tổng hợp các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về ý định khởi nghiệp của sinh viên và các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã khái quát được 7 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, gồm: 1) Kỳ vọng của bản thân, (2) Thái độ với khởi nghiệp, (3) Năng lực bản thân cảm nhận, (4) Cảm nhận về tính khả thi, (5) Chuẩn mực niềm tin, (6) Vốn tri thức, (7) Vốn tài chính. Kết quả này có thể dùng làm cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu thực nghiệm về ý định khởi nghiệp của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam, nhằm cung cấp các bằng chứng cho việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong sinh viên Việt Nam.

67 Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học An Giang / Nguyễn Thị Phượng, Trần Thị Diễm Thúy // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 86-92 .- 658

Nghiên cứu này chỉ ra ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học An Giang chịu ảnh hưởng bởi năm yếu tố: (1) Thái độ khởi nghiệp, (2) Nền tảng giáo dục, (3) Nguồn vốn, (4) Quy chuẩn chủ quan, (5) Kinh nghiệm làm việc. Đồng thời, nghiên cứu cũng đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả hồi quy cho thấy có đến 46,5% ý định khởi nghiệp của sinh viên được giải thích bởi các yếu tố trên.

68 Chính phủ trở thành khách hàng của Startup: Bước đột phá hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo / Trần Thị Hồng Liên // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 266 .- Tr. 32-41 .- 658

Các chính phủ đang tích cực hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (startup) để phát triển kinh tế. Tạo điều kiện cho startup tham gia mua sắm công là một công cụ được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng và các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ lợi ích của cách làm này. Chính phủ và chính quyền các địa phương tại Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ startup trong khuôn khổ chính sách chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, các hỗ trợ này chưa thực sự hữu hiệu với các startup có bản chất hoàn toàn khác biệt so với doanh nghiệp nhỏ thông thường. Đặc biệt, cách thức mua sắm công nặng tính thủ tục cứng nhắc và kéo dài hiện nay chưa thích hợp cho startup tham gia. Sự đổi mới toàn diện việc tổ chức mua sắm công với nội dung cụ thể như thay đổi cách thức giao kết hợp đồng và sử dụng cách thức truyền thông mới về nhu cầu mua sắm công thích hợp với startup sẽ là bước đột phá thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

69 Cần có chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo khởi nghiệp cấp quốc gia / Trần Thị Thu Hà // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.16-18 .- 658

Nêu mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã coi việc thúc đẩy khởi nghiệp là động lực để tăng trưởng kinh tế, trong đó nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo khởi nghiệp (GD&ĐTKN) cần được tích hợp vào hệ thống giáo dục, phải coi nó là “thực tiễn sáng tạo, giúp tìm tòi và hành động dựa trên những cơ hội để tạo ra giá trị”. Thông qua tìm hiểu về hoạt động GD&ĐTKN ở một số quốc gia, tác giả cho rằng, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển GD&ĐTKN cấp quốc gia, giúp khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho giới trẻ, góp phần sớm đưa nước ta trở thành “Quốc gia khởi nghiệp”.

70 Vai trò của trường đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp / Bùi Tiến Dũng // .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.19-21 .- 959

Trình bày vai trò của trường đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Với việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và yêu cầu các trường đại học cần quan tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và xác định vai trò quan trọng của nhà trường đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nói chung. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành có liên quan. Và để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm đóng góp tạo nên một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia bền vững thì vai trò quyết định trên hết thuộc về các trường đại học.