CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Khởi nghiệp
51 Nghiên cứu doanh nghiệp học thuật Spin-offs từ các trường đại học trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam / Đinh Văn Toàn // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 149+150 .- Tr. 167-176 .- 658
Bài báo tập trung nghiên cứu về các công ty Spin-offs và các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp này từ các cơ sở giáo dục đại học ở một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu học thuật đã công bố và kết quả nghiên cứu thực trạng tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, bài viết đưa ra các vấn đề cần quan tâm về chính sách và cải cách thể chế đối với giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh yêu cầu cải cách thể chế và môi trường cho phát triển doanh nghiệp từ các trường đại học thì tự chủ toàn diện cho các trường để đổi mới tổ chức, khuyến khích khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động thương mại hóa là một vấn đề cấp bách được đặt ra.
52 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên : nghiên cứu trường hợp sinh viên trên địa bàn Hà Nội / Nguyễn Đình Toàn // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 510 .- Tr. 37-46 .- 658
Khảo sát 227 sinh viên của các trường đại học lớn ở Hà Nội. Kết quả chỉ ra rằng có 3 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên; nhu cầu thành tích; sự tiwj tin vào năng lực bản thân; nhân tố môi trường. Từ đó đưa ra một số kiến nghị.
53 Hợp tác giữa doanh nghiệp - nhà trường - cơ quan quản lý nhà nước trong đào tạo để hỗ trợ khởi nghiệp trường hợp khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên / Nguyễn Văn Đạt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 570 .- Tr. 16-18 .- 658
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sự liên kết của ba chủ đề doanh nghiệp - nhà trường - cơ quan quản lý nhà nước, từ đó đề xuất ba nhóm giải pháp để phát triển hơn nữa mối liên kết này trong tương lai
54 Phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh / ThS. Hoàng Thế Vinh, ThS. Phạm Thùy Dung, CN. Nguyễn Trọng Tín // .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 30-35 .- 650
Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 367 sinh viên. Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh, Nhận thức kiểm soát hành vi, Nhu cầu thành tích, Giáo dục khởi sự kinh doanh
55 Mô hình giáo dục khởi nghiệp của một số trường đại học trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam / Thái Vân Thơ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 548 .- Tr. 47-49 .- 658
Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê và so sánh sẽ góp phần giới thiệu một số mô hình giáo dục khởi nghiệp có hiệu quả tại một số trường đại học tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, qua đó bài viết cũng đề xuất một mô hình giáo dục khởi nghiệp ở bậc đại học tại VN. nhằm góp phần hình thành một mô hình giáo dục khởi nghiệp phù hợp với đặc điểm của các trường đại học VN hoạt động thúc đẩy giáo dục khởi nghiệp hiện nay.
56 Ứng dụng phương pháp PLS-SEM đánh giá ý định đầu tư vào các dự án khởi nghiệp sáng tạo thông qua kênh gọi vốn cộng đồng ở Việt Nam / Phan Trần Trung Dũng, Nguyễn Thị Hà Thanh // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 3(502) .- Tr. 52-62 .- 658
Sử dụng phương pháp PLS-SEM để đánh giá các nhân tố tác động tới quyết định cấp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp áng tạo tại Việt Nam thông qua kênh gọi vốn cộng đồng, là một kênh gọi vốn có tính đại chúng cao, có thể đem lại những lợi ích tiềm tàng cho nhà đầu tư, nhưng cũng hàm chứa nhiều yếu tố rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số các nhân tố có ý nghĩa quyết định tới dự định đầu tư tại VN, nhân tố có ý nghĩa mạnh nhất là hỗ trợ khởi nghiệp và yếu tố niềm tin. Két quả nghiên cứu này gợi ý một số đề xuất nhằm đẩy mạnh thu hút vốn qua kênh gọi vốn cộng đồng đối với các danh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
57 Chiến lược khởi nghiệp xanh dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp / Nguyễn Thùy Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 82-84 .- 658
Những thách thức của môi trường kinh doanh hiện nay đối với các bạn trẻ khởi nghiệp; những cơ hội và điề kiện hỗ trợ các bạn trẻ khởi nghiệp; một số đề xuất giải pháp để khởi nghiệp xanh là một chiến lược cần theo đuổi mạnh mẽ.
58 Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Mai // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.52 - 54 .- 658
Khởi nghiệp là một chủ trương và nhận định đúng đắn được Chính phủ quan tâm, ưu tiên thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Cùng với hệ thống chính sách đã ban hành, thời gian qua nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ ở các cấp địa phương, góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp trong thanh niên hiện nay vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ phải được thiết kế phù hợp và thống nhất, thúc đẩy hơn nữa hoạt động này trong thời gian tới.
59 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp của Khoa Vận tải kinh tế - Trường Đại học Giao thông vận tải / TS. Dương Hữu Tuyến, TS. Trần Đức Thung // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 128-132 .- 658
Phân tích, đánh giá sự tác động của các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên nói chung, cựu sinh viên Khoa Vận tải kinh tế - Trường Đại học Giao thông vận tải nói riêng.
60 Vai trò đặc điểm cá nhân và ý định khởi nghiệp của người dân Đồng bằng sông Cửu Long / Phan Anh Tú, Châu Thị Lệ Duyên // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 70-81 .- 658
Nghiên cứu này kiểm chứng tác động của vai trò đặc điểm cá nhân đến ý định khởi nghiệp của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Với cỡ mẫu 447 người dân được khảo sát tại 4 thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau trong giai đoạn 2018-2019 và sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính, kết quả nghiên cứu tìm thấy ý định khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp, năng lực thích nghi và quan hệ xã hội của người dân. Hàm ý của nghiên cứu này đóng góp hữu ích cho việc hoạch định các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của người dân tại địa phương.