CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Động lực học

  • Duyệt theo:
21 Phân tích động lực học vết nứt trong vật liệu lẫn hạt cứng và lỗ rỗng bằng phương pháp phần tử hữu hạn nội suy liên tiếp mở rộng / Trương Tích Thiện, Trần Kim Bằng, Phan Ngọc Nhân, Bùi Quốc Tính // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.22-28 .- 621

Vật liệu có lẫn những hạt cứng là một trong những loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nền công nghiệp hiện đại. Vết nứt và khuyết tật xuất hiện sẽ gây ra hiện tượng tập trung ứng suất và làm ảnh hưởng lớn đến độ bền của kết cấu. Các khuyết tật trong vật liệu có thể được mô tả dưới dạng các lỗ trống. Ứng xử của vết nứt trong miền xuất hiện lỗ trống và các hạt cứng sẽ phức tạp hơn dưới tác dụng của tải trọng động. Trong bài báo này, nhóm tác giả phát triển ma trận độ cứng và khối lượng cho các phần tử mô tả vết nứt, lỗ trống và hạt cứng trong vật liệu nền bằng phương pháp phần tử hữu hạn nội suy liên tiếp mở rộng (extended twice-interpolation finite element method – XTFEM) cho bài toán động lực học, tính toán hệ số cường độ ứng suất động theo thời gian, khảo sát sự ảnh hưởng của lỗ trống, hạt cứng gần vết nứt. Các kết quả tính toán hệ số cường độ ứng suất động tại đỉnh vết nứt bằng XTFEM sẽ được so sánh với kết quả đã được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín để kiểm chứng độ tin cậy.

22 Nghiên cứu đo vận tốc thực của xe trong quá trình phanh / Trần Thanh Tùng, Trương Đặng Việt Thắng // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 123-127 .- 621

Trong quá trình phanh thường xảy ra hiện tượng trượt, dẫn đến vận tốc thực và vận tốc hiển thị trên xe không trùng nhau. Đo đạc độ trượt bánh xe là tín hiệu cần thiết lấy thông số điều khiển cho quá trình phanh. Bài báo này, nhóm tác giả đã nghiên cứu thiết kế bánh xe số 5 độc lập với xe, nhằm đo vận tốc thực của xe không phụ thuộc vào quá trình phanh. Vấn đề liên quan tới an toàn giao thông luôn luôn là tâm điểm của xã hội, đặc biệt liên quan tới các vụ tai nạn về xe, trong đó quá trình phanh ảnh hưởng một phần rất lớn tới tính an toàn của xe khi vận hành. Phanh là quá trình làm giảm tốc độ xe trong các trường hợp: Cần phải dừng xe, gặp chướng ngại vật, gặp đường xấu và được thực hiện bằng hệ thông phanh.

23 Thí nghiệm giả động và ứng dụng trong nghiên cứu động lực học công trình giao thông / Lương Văn An, Vũ Quang Trung // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 131-134 .- 624

Thí nghiệm giả động là một trong những phương pháp thí nghiệm còn mới mẻ trong việc nghiên cứu phản ứng động lực học của các công trình xây dựng ở nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Nhằm mục đích giới thiệu những vấn đề cơ bản liên quan đến phương pháp thí nghiệm, bài báo cung cấp các thông tin về đặc tính của các phương pháp, các thiết bị liên quan và quy trình vận hành của chúng, trên cơ sở thiết bị giả động nghiên cứu động đất của Hãng sản xuất Anco Engineer lnc cung cấp cho Nhà thí nghiệm A10 - Trường Đại học Giao thông vận tải.

24 Phương pháp phân tích động lực học kết cấu máy công cụ / Phạm Tuyết Mai, Bùi Anh Tuấn // .- 2017 .- Số 4 .- Tr. 27-34 .- 624

Trình bày nghiên cứu sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) và phần mềm Catia V5-6R2014 để đánh giá và phân tích động lực học kết cấu máy phay CNC Festo trong các điều kiện đặt tải tương ứng với các chế độ gia công khác nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của động học kết cấu máy tới chất lượng gia công, từ đó có thể đưa ra các điều kiện gia công phù hợp tương ứng với các yêu cầu đề ra.

25 Nghiên cứu động lực học máy ép cọc thủy lực di chuyển bước trong quá trình nâng cọc có kể đến độ chùng cáp / ThS. Nguyễn Ngọc Trung, PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệm, PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr.97 – 101 .- 624

Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu thu được khi nghiên cứu động lực học máy ép cọc thủy lực di chuyển bước trong trường hợp cần trục lắp trên máy thực hiện nâng cọc có thể kể đến độ chùng cáp bằng một mô hình động lực học 3 bậc tự do. So sánh kết quả thực nghiệm với các kết quả lý thuyết cho thấy mô hình động lực học là đáng tin cậy. Các kết quả thu được có thể sử dụng để tính toán, thiết kế tối ưu thiết bị, tính toán mỏi, tuổi thọ và ổn định của thiết bị theo quan điểm động lực học.

26 Mô phỏng động lực học kéo ô tô sử dụng truyền lực vô cấp / ThS. Đỗ Khắc Sơn // Giao thông vận tải .- 2018 .- Tr.86 – 88 .- 624

Trình bày việc xây dựng mô hình hệ thống truyền lực vô cấp và sử dụng phần mềm Matlab Simulink để mô phỏng động lực học kéo của ô tô với truyền lực vô cấp.

27 Phân tích động lực học kết cấu nổi dưới tác dụng tải trọng tập trung di động / Nguyễn Thành An, Trần Minh Phương, Nguyễn Xuân Vũ, Lương Văn Hà // Xây dựng .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 26 – 33 .- 690

Trong bài báo này, ứng xử của kết cấu nổi siêu lớn, VLFS – Very Large Floating Structures, chịu tải trọng tập trung di động trong điều kiện mặt nước tĩnh được mô phỏng bằng phương pháp kết hợp phần tử biên và phần tử hữu hạn.

28 Kiểm toán bề rộng làn xe theo lý thuyết động lực học chất lưu / ThS. Nguyễn Thanh Hải // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 8-11 .- 624

Trình bày phương pháp hiện hành được sử dụng để xác định bề rộng làn xe trên đường ô tô; đồng thời đề xuất một phương pháp kiểm toán bề rộng làn xe cần thiết theo lý thuyết động học chất lưu.

29 Phân tích động lực học của khung bằng phương pháp khối lượng phân bố / Nguyễn Anh Tuấn // Xây dựng .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 79-84 .- 624

Trình bày cơ sở lý thuyết của phương pháp khối lượng phân bố trong phân tích động lực học của khung phẳng.

30 Phân tích động lực học dầm composite trên nền đàn hồi dưới tác dụng tải trọng di động / Đặng Xuân Hiếu, Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Trung Kiên // Xây dựng .- 2017 .- Số 8 .- Tr.123 – 129 .- 690

Nghiên cứu ứng xử động học của dầm composite trên nền đàn hồi chịu tải trọng di động. Mô hình dầm sử dụng lý thuyết biến dạng cắt bậc cao. Tải trọng điều hòa di chuyển với vận tốc không đổi. Sự tương tác giữa dầm và nền thông qua hệ số nền Winkler.