CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Động lực học
1 Phân tích mô hình động lực học cơ khí–thủy lực của hệ thống tái tạo năng lượng trên xe nâng forklift cải tiến / // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2025 .- Số 1V .- Tr. 69 - 78 .- 621.80285
Xe nâng forklift có tải trọng nâng lớn chủ yếu sử dụng động cơ diesel dẫn động cơ cấu nâng hạ thông qua hệ thống thủy lực trên xe. Nghiên cứu đề xuất lắp thêm bộ tái tạo năng lượng thủy lực có giá thành hạ và cấu tạo đơn giản vào các xe nâng forklift có sẵn nhằm nâng cao hiệu quả khai thác đã bước đầu cho thấy tính khả thi. Trong bài báo này, nghiên cứu đánh giá hiệu quả làm việc của một bộ tái tạo năng lượng được lắp trên một xe nâng forklift 3 tấn một cách toàn diện khi xem xét đến tính nén được của dầu thủy lực, ảnh hưởng các thông số của bình tích áp và bộ khuếch đại áp suất thủy lực. Thông qua việc thiết lập và phân tích mô hình động lực học cơ khí-thủy lực của hệ thống trong quá trình xe nâng làm việc, các thông số động học, động lực học và năng lượng đã được xác định. Bài báo đã tính toán và đánh giá được hiệu quả về mặt tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nhiên liệu và loại bỏ một lượng lớn các thành phần khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
2 Nghiên cứu rung động tác động lên người lái khi vận hành máy lu hai bánh rung / Nguyễn Minh Kha, Lê Văn Dưỡng, Trần Đức Thắng // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 3 .- Tr. 282 - 293 .- 621.9
rong quá trình làm việc trên máy lu rung, độ rung động tác động lên người vận hành là rất lớn, gây cảm giác không thoải mái. Bài báo trình bày mô hình động lực học máy lu rung hai bánh là mô hình phẳng, trong đó có xem xét đến sự dao động ghế lái và ảnh hưởng của độ đàn hồi của nền đất. Trên cơ sở mô hình động lực học, phương trình La-grăng loại II được sử dụng để xây dựng hệ phương trình vi phân mô tả chuyển động của cơ hệ. Kết quả bài báo là cơ sở để đánh giá rung động tác động lên người vận hành trong các trường hợp làm việc và so sánh với tiêu chuẩn ISO về gia tốc ảnh hưởng lên người vận hành. Đồng thời kết quả bài báo cũng khảo sát ảnh hưởng vị trí trọng tâm xe cơ sở đến gia tốc tác động lên người vận hành. Kết quả của bài báo là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, cải tiến kết cấu máy nhằm để giảm thiểu rung động tác động lên người vận hành nhưng vẫn bảo đảm được hiệu quả làm việc.
3 Phương pháp kiểm soát ổn định của cần trục bánh lốp / Trần Đức Hiếu // .- 2025 .- Tháng 1 .- Tr. 198-201 .- 621
Phân tích sự dịch chuyển của tâm khối lượng trong hệ thống cần trục, phản ứng của hệ thống chân chống, mô men ổn định và các yếu tố lật đổ tác động lên cần trục. Đồng thời, bài báo đề xuất phương pháp kiểm soát ổn định cho cần trục tự hành bánh lốp, cho phép chủ động duy trì độ ổn định trong quá trình vận hành. Giải pháp này giúp giảm thiểu ảnh hưởng của tải trọng động đến độ ổn định của cần trục mà vẫn đảm bảo năng suất làm việc của thiết bị.
4 Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí / Nguyễn Trí Tá // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 132-136 .- 624
Trình bày kết quả thí nghiệm nổ liên tiếp 2 lượng nổ có xét đến nổ vi sai. Từ các kết quả đo được, rút ra ảnh hưởng của sóng xung kích ban đầu (sóng sơ cấp) đến sóng xung kích thứ hai (sóng thứ cấp) khi tác dụng liên tiếp với khoảng thời gian khác nhau. Từ đó có những nhận xét về việc tính toán áp lực sóng xung kích thứ cấp (sóng thứ hai) sau sóng thứ nhất, làm cơ sở để tính toán công trình chịu tác dụng của nhiều sóng xung kích tác dụng liên tiếp.
5 Phân tích động lực học khung thép không gian chịu va chạm của phương tiện giao thông / Lê Văn Nhựt, Đỗ Văn Tín // .- 2024 .- Tháng 10 .- Tr. 208-214 .- 624
Nghiên cứu đề xuất sử dụng các tiết diện có độ cứng đồng đều như tiết diện hộp, ống hoặc tiết diện chữ H và cũng cần xem xét gia cường để giảm thiểu biến dạng và chuyển vị khi chịu va chạm, tăng khả năng chịu lực và chống sụp đổ của khung thép.
6 Phân tích động lực học mô hình khung thép có xét đế gắn thiết bị hệ cản khối lượng qua thí nghiệm bàn rung / Phạm Đình Hải, Phan Quốc Tuấn // .- 2024 .- Tháng 2 .- Tr. 68-71 .- 690
Trình bày nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích kết cấu SAP2000 để so sánh sự phản ứng của hệ khung có gắn hệ cản và không có hệ cản khối lượng. Các thông số về chuyển vị, gia tốc, lực cắt đáy được xác định và sau đó gửi kết quả để so sánh với kết quả thí nghiệm. Kết quả cho thấy hệ cản khối lượng có ảnh hưởng đến chuyển vị, gia tốc và phản ứng của kết cấu.
7 Ảnh hưởng của một số tham số đến hệ số khí động của bảng quảng cáo / Nguyễn Lệ Thủy // Xây dựng .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 74-79 .- 531
Trình bày việc khảo sát ảnh hưởng của dạng địa hình và mô hình dòng rối, độ cao đặt tấm bảng của bảng quảng cáo tấm lớn đến hệ số khí động bằng phần mềm Ansys Fluent, thông qua kỹ thuật tính toán động lực học chất lưu. Đồng thời, làm rõ ảnh hưởng của mô hình dòng rối và cao độ đặt tấm bảng đến giá trị hệ số cản khí động, từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
8 Thiết kế giảm chấn kết cấu bằng hệ bể chứa đa tần có đối chiếu thí nghiệm trên bàn lắc / Bùi Phạm Đức Tường // Xây dựng .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 94-99 .- 624
Các thông số đặc trưng của kết cấu và thiết bị giảm chấn đa tần bằng chất lỏng được phân tích bằng phần mềm Ansys. Cơ hệ được mô phỏng số nhằm khảo sát hiệu quả, so sánh sự làm việc của kết cấu dưới tác dụng của tải trọng khi có và không có sử dụng thiết bị kháng chấn.
9 Mô phỏng bảng quảng cáo tấm lớn bằng phần mềm Ansys Fluent / Nguyễn Lệ Thủy, Nguyễn Hồng Sơn // Xây dựng .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 73-79 .- 624
Trình bày việc xác định tác động của gió lên tấm bảng quảng cáo tấm lớn và hệ số cản khí động bằng phần mềm Ansys Fluent, thông qua kỹ thuật tính toán Động lực học chất lưu. Đồng thời, làm rõ ảnh hưởng của chất lượng chia lưới và kích thước vùng không gian mô phỏng cũng như việc lựa chọn mô hình dòng rối và hàm tường đến giá trị hệ số cản khí động, từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
10 Nghiên cứu ảnh hưởng độ cứng của nền đến áp lực của sóng xung kích trên mặt đất bằng phần mềm Abaqus / Nguyễn Trí Tá, Hà Duy Tân // Xây dựng .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 90-93 .- 624
Trình bày sự hình thành và lan truyền của sóng xung kích khi nổ trong không khí. Phương pháp xác định áp lực sóng tới, sóng phản xạ và sóng bề mặt khi sóng xung kích tiếp xúc với mặt đất và kết quả nghiên cứu bằng phần mềm Abaqus về ảnh hưởng của độ cứng bề mặt đất đến áp lực sóng phản xạ và sóng bề mặt trên mặt đất. Từ đó có những khuyến cáo về việc tính toán áp lực sóng phản xạ và sóng bề mặt khi xét đến độ cứng của nền đất.