CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Công nghệ Sinh học
21 Sản xuất cây Dâu tây (Fragaria x ananassa) in vitro trong hệ thống nuôi cấy quy mô lớn có bổ sung nano bạc / Trần Thị Thương, Hoàng Thanh Tùng, Hoàng Đắc Khải, Vũ Thị Hiền, Vũ Quốc Luận, Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Bá Nam, Nguyễn Hoài Châu, Bùi Văn Thế Vinh, Dương Tấn Nhựt // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 481-493 .- 572
Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Dâu tây ở gia đoạn ra rễ trên môi trường nuôi cấy có bổ sung nano bạc (AgNPs) cũng như sự biến động của khí ethylene trong bình nuôi cấy. Ngoài ra, các hệ thống nuôi cấy khác nhau lần đầu tiên được sử dụng để sản xuất cây Dâu tây ở quy mô lớn. Vi nhân giống cây Dâu tây là phương pháp tối ưu nhằm sản xuất cây giống sạch bệnh, đồng nhất với số lượng lớn nhưng bên cạnh đó lại có những hạn chế nhất định như: cây bị mọng nước, thân giòn, dễ gãy, lá úa vàng, biến dạng cong hoặc xoăn, cây sinh trưởng phát triển chậm, tỷ lệ sống sót thấp,… Hiện nay, công nghệ nano là một lĩnh vực mới mang lại nhiều hứa hẹn với những ứng dụng to lớn trong rất nhiều lĩnh vực như: y tế, công nghệ thông tinm năng lượng, điện tử, …
22 Tạo rễ bất định trực tiếp từ mô lá cây ngũ bì chân chim (Schefflera octophylla (Lour). Harms) nuôi cấy in vitro / Huỳnh Thị Lũy, Nguyễn Hữu Hỗ, Bùi Văn Lệ // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 495-507 .- 572
Phân tích việc tạo rễ bất định trực tiếp từ mô lá cây ngũ bì chân chim (Schefflera octophylla (Lour). Harms) nuôi cấy in vitro. Ngũ bì chân chim (Schefflera octophylla (Lour). Harms) là loài thực vật quý thuộc họ Ngũ gia bì/Nhân sâm (Ariliaceae). Tất cả bộ phận của cây trong tự nhiên đều được sử dụng tạo sản phẩm phục vụ sức khỏe con người. Trong nuôi cấy mô cây dược liệu, tạo và nhân rễ bất định Schefflera octophylla nhằm thu sinh khối đã và đang nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về nhân rễ và sản xuất các hợp chất thứ cấp.
23 Làm chủ quy trình công nghệ Bioreactor sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh / Lâm Vỹ Nguyên // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 42-43 .- 570
Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên nghiên cứu thành công việc nghiên cứu tạo rễ tóc và phân tích các hợp chất thứ cấp sâm Ngọc Linh trên cơ sở hợp tác với Trường Đại học Picardie Julles Verne (Pháp). Kết quả là đã tạo ra những dòng rễ tái sinh tốt, sinh trưởng mạnh trên môi trường thạch rắn và lỏng lắc. Tuy nhiên, để làm chủ quy trình công nghệ Bioreactor sản xuất rễ tóc sâm Ngọc Linh và thương mại hóa sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết, phối hợp giữa các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học thực vật, hóa hữu cơ, dược và nhà sản xuất, nhà kinh doanh để tạo ra chuỗi khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu cung cấp ra thị trường. Chuỗi liên kết này giúp cho kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế sản xuất và thương mại hóa sản phẩm, góp phần kết nối cung – cầu.
24 Sản xuất bột nêm từ phụ phẩm chế biến cá ngừ bằng công nghệ sinh học / Bùi Xuân Đông // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 46-47 .- 363
Trình bày ứng dụng sản xuất bột nêm từ phụ phẩm chế biến cá ngừ bằng công nghệ sinh học. Nếu tận dụng tối đa phụ phẩm chế biến cá ngừ sẽ góp phần giảm đáng kể thất thoát nguồn protein có lợi, đồng thời thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu mới trên thị trường, nâng cao giá trị cho ngành chế biến và khai thác cá ngừ. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phân lập và định danh các đoạn peptide trong FPH bằng phương pháp sắc ký lỏng kết nối khối phổ để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.
25 Bimedtech : ứng dụng công nghệ sản xuất chip sinh học phục vụ chẩn đoán một số bệnh ở người / Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 37-38 .- 610
Phân tích ứng dụng chip sinh học Bimedtech vào chẩn đoán một số bệnh ở người. Chip sinh học được xem là thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới trong việc ứng dụng công nghệ nano vào lĩnh vực chẩn đoán y học. Các chip sinh học này như phòng thí nghiệm thu nhỏ, đủ khả năng thực hiện đồng thời hàng trăm, thậm chí hàng ngàn phản ứng xét nghiệm sinh hóa khác nhau. Tiến bộ này giúp các nhà nghiên cứu có những công cụ mới để khám phá những quy định sinh hóa phức tạp xảy ra bên trong tế bào, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho người bệnh.
26 Enzyme công nghiệp trong thế kỷ XXI* / Phạm Thị Huế, Phạm Thị Lan Anh, Phan Văn Chi, Lê Thị Bích Thảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 57-60 .- 363
Trình bày sự phát triển ngành công nghiệp enzyme trong nhiều thập kỷ qua do nhu cầu ngày càng tăng về các công nghệ xanh và sạch hơn để bảo vệ môi trường. Enzyme có bản chất là các phân tử protein, có chức năng như các chất xúc tác hiệu quả làm tăng tốc độ phản ứng của các quá trình sinh hóa. Enzyme đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trở thành một phần không thể thiếu của các ngành công nghiệp khác nhau như thực phẩm và đồ uống, chất tẩy rửa, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu sinh học… Sự ra đời của kỹ thuật di truyền, công nghệ DNA tái tổ hợp, kỹ thuật protein đã tạo nên bước đột phá trong sản xuất enzyme. Tất cả đã làm cho việc sản xuất enzyme trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn so với việc sử dụng công nghệ sản xuất enzyme truyền thống.
27 Hiệu quả sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn ở quy mô trang trại / Nguyễn Thành Trung, Phạm Trường Giang, Vũ Ngọc Bích, Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 41-43 .- 363
Phân tích hiệu quả sử dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) trong chăn nuôi lợn ở quy mô trang trại đã được áp dụng tại một số dịa phương, tuy nhiên chủ yếu ở quy mô nhỏ với chuồng hở. Nhằm đánh giá khả năng áp dụng ĐLSH vào chăn nuôi ở quy mô trang trại với chuồng kín, các tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ ĐLSH trong nuôi lợn ở quy mô trang trại với chuồng kín”. Kết quả cho thấy, khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn nuôi trên nền chuồng sử dụng ĐLSH cao hơn nuôi trên nền xi măng. Đồng thời, phương thức chăn nuôi này cho hiệu quả kinh tế cao hơn, có lợi về mặt xã hội và môi trường so với hình thức chăn nuôi lợn trên nền xi măng truyền thống.
28 Tế bào gốc trung mô và ứng dụng trong điều trị đái tháo đường type 2 / Phạm Tấn Pháp, Lê Thị Bích Phượng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 47-49 .- 610
Nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cell – MSC) nổi lên như là một ứng viên giàu tiềm năng, và còn giúp điều trị được nhiều bệnh lý khác. Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa thường gặp, biểu hiện đặc trưng bởi sự tăng đường huyết mạn tính. Tỷ lệ bị bệnh ĐTĐ đã gia tăng nhanh chóng trên thế giới, trong đó có Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các trường hợp ĐTĐ diễn tiến mạn tính suốt phần đời còn lại và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế với những biến chứng cấp tính.
29 Nghiên cứu tạo enterokinase tái tổ hợp có hoạt tính được biểu hiện trong escherichia coli / Lê Thị Thu Hồng, Lương Kim Phượng, Trịnh Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Mai Phương, Trương Nam Hải, Đỗ Thị Huyền // .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.553-560 .- 610
Trình bày các kết quả nghiên cứu tạo enterokinase chuỗi nhẹ tái tổ hợp có hoạt tính trong Escherichia coli. Escherichia là một serine protease thường được ứng dụng ở một số lĩnh vực nghiên cứu công nghệ sinh học. Để sử dụng các mục đích đó, chuỗi nhẹ của escherichia mang hoạt tính xúc tác không hiệu quả. Những thử nghiệm ban đầu cho thấy escherichia có khả năng phân cắt cơ chất trx-sumoprotease thành thioredoxin và sumoprotease. Kết quả này là cơ sở cho nghiên cứu tinh chế escherichia có hoạt tính để ứng dụng trong công nghệ biểu hiện protein tái tổ hợp.
30 Nâng cao hiệu quả xử lý nước ô nhiễm dầu bằng chủng Bacillus cố định nâng lên xốp polyurethane (PUF) / Kiều Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Vũ Giang, Nguyễn Thị Yên, Mai Đức Huynh, Nguyễn Hữu Đạt, Vương Thị Nga, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Phượng // Công nghệ Sinh học .- 2020 .- Số 3(Tập 18) .- Tr.581-588 .- 572
Hiện nay, ứng dụng phương pháp phân hủy sinh học để xử lý đất, nước ô nhiễm dầu được xem là phương pháp hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để tăng khả năng sống sót và duy trì ổn định số lượng cũng như hoạt tính của tác nhân phân hủy sinh học tại các vùng ô nhiễm, vi sinh vật (VSV) cần được cố định lên chất mang. Khả năng phân hủy dầu của VSV cố định lên chất mang đã được minh chứng là tốt hơn so với VSV ở trạng thái tự do.