CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nhật Bản
1 Sự chuyển đổi sang hình thái mới của “chủ nghĩa tư bản” ở Nhật Bản và những vẫn đề đặt ra / Trần Thị Vinh, Khổng Thị Bình // .- 2023 .- Quý 4 (135) .- Tr. 173-194 .- 320
Tập trung phân tích những vấn đề cơ bản sau đây: Mô hình phát triển của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản; sự chuyển đổi sang hình thái mới của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản; những vấn đề đặt ra đối với “hình thái chủ nghĩa tư bản mới” của Kishda.
2 Pháp luật về kinh tế tuần hoàn của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam / Kiều Thị Phương Hoa, Trần Thị An Tuệ // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 181-184 .- 346.5970702632
Nhật Bản là quốc gia thứ hai trên thế giới ban hành luật điều chỉnh kinh tế tuần hoàn. Đến nay, việc thực hiện luật này đã đem lại nhiều thành tựu cho nền kinh tế Nhật Bản, giúp nước này chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế tuyến tính để dần dần đạt đến nền kinh tế tuần hoàn. Quá trình chuyển đổi của Nhật Bản đã để lại cho thế giới nhiều bài học trong việc xây dựng chính sách, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn còn khá mới mẻ, vẫn chưa tạo được hành lang pháp lý đảm bảo việc thực hiện hiệu quả mô hình này. Bài viết này cung cấp hiểu biết về hệ thống pháp luật kinh tế tuần hoàn tại Nhật Bản và từ đó đưa ra một số khuyến nghị, gợi ý trong việc xây dựng, hoàn thiện về mô hình kinh tế này tại Việt Nam.
3 Nghiên cứu chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics: bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản / Trần Thị Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 107-109 .- 658.7
Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh logistics tận dụng nguồn tài nguyên hiện đại để tăng khả năng kiểm soát dữ liệu trong chuỗi cung ứng và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bài báo đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics của các doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng : từ tái lập hợp tác đến đổi tác chiến lược sâu rộng / Phạm Hồng Thái // .- 2024 .- Số 1 (267) .- Tr. 37 – 46 .- 327
Từ việc phân tích nền tảng vững chắc của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, bài viết tổng kết, đánh giá quan hệ hai nước từ năm 1992 đến nay trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng. Quan hệ chính trị Việt Nam - Nhật Bản được đánh giá là đã phát triển vững chắc, ngày càng sâu rộng và đáp ứng lợi ích chiến lược của cả hai bên. Hợp tác an ninh - quốc phòng là một trong những điểm nhấn trong quan hệ hai nước trong thời gian gần đây với sự phát triển nhanh và hiệu quả thực chất. Chiều sâu của quan hệ chính trị và an ninh - quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản không chỉ thể hiện trong phạm vi quan hệ song phương mà còn ở cả các diễn đàn đa phương. Bài viết đưa ra một số dự báo khẳng định triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng thời gian tới.
5 Tranh chấp quần đảo Senkaku/ điếu ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ năm 2012 đến nay / Giáp Thị Vịnh, Nguyễn Thị Như Quỳnh // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 61-72 .- 327
Trình bày vai trò của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đối với Nhật Bản và Trung Quốc. Nghiên cứu về lịch sử tranh chấp giai đoạn trước năm 2012. Phân tích thực trạng tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ năm 2012 đến nay. Nêu những tác động của căng thẳng Senkaku/Điếu Ngư tới khu vực và triển vọng trong thời gian tới.
6 Chiến lược robot mới của Nhật Bản / Phạm Thu Thủy // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 10-12 .- 629.8 923
Chiến lược robot mới được Chính phủ Nhật Bản đưa ra năm 2015 với tư cách là công cụ hiện thực “cuộc cách mạng công nghiệp do robot thúc đẩy” đã được đề cập trước đó trong “Chiến lược hồi sinh Bản” năm 2014. Mục tiêu chiến lược robot mới hướng đến là đưa Nhật Bản trở thành quốc gia hàng sáng tạo và ứng dụng robot. Bài viết phân tích khái quát bối cảnh hình thành chiến lược này, đồng ra những đánh giá về quá trình triển khai chiến lược trong thời gian vừa qua
7 Hoạt động thương mại điện tử ở Nhật Bản trong và sau đại dịch COVID-19 / Trần Ngọc Nhật, Nguyễn Hoàng Mai // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 22-24 .- 381.142
Trước đây, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản phát triển chậm do người tiêu dùng lớn tuổi không thích công nghệ kỹ thuật số. Đại dịch COVID-19 bùng phát đã dẫn đến những thay đổi trong mô hình tiêu dùng và hỗ trợ của chính phủ cho số hóa, tác động đến việc tăng doanh số bán hàng trực tuyến. Theo các báo cáo hiện tại, thị trường thương mại điện tử của Nhật Bản đạt 99,6 tỷ USD vào năm 2020 và dự đoán sẽ đạt 151 tỷ USD vào năm 2025 khi quốc gia này thực hiện quá trình chuyển đổi từ các cửa hàng bán lẻ truyền thống sang các cửa hàng bán hàng trực tuyến. Bài viết tập trung vào hai vấn đề chính là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thương mại điện tử và xu hướng phát triển trong thời gian tới.
8 Thực trạng và nguyên nhân của bạo hành trẻ em ở gia đình Nhật Bản hiện nay / Vũ Thị Phương Hoa // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 28-30 .- 649
Bạo hành trẻ em đã trở thành vấn đề xã hội đặc biệt nghiêm trọng ở Nhật Bản trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây. Đặc biệt trong giai đoạn từ đầu năm 2020 đến nay, khi đại dịch Covid-19 lan rộng và chi phối mọi khía cạnh trong đời sống kinh tế - xã hội, liên tiếp xảy ra một loạt vụ bạo hành trẻ em với số lượng và mức độ ngày càng gia tăng tại Nhật Bản khiến đất nước nổi tiếng có tỷ lệ tội phạm thấp phải vật lộn tìm cách giải quyết. Bài viết đưa ra khái niệm và phân tích, đánh giá thực trạng bạo hành trẻ em trong gia đình Nhật Bản hiện nay; lý giải một vài nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
9 Tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống trong giáo dục học đường ở Nhật Bản hiện nay / Hạ Thị Lan Phi // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 31-33 .- 370
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát các giá trị văn hóa truyền thống là vấn đề cấp thiết đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giớiMột trong những biện pháp đang được các quốc gia phát triển trên thế giới chú trọng là hoạt động giáo dục hóa truyền thống cho giới trẻ, hay nói cách khác là những hoạt động để các giá trị nguồn cội chạm được giới trẻ. Nội dung bài viết đề cập việc tăng cường giáo dục về văn hóa truyền thống trong giáo dục học đường ở Nhật Bản từ sau khi Luật Giáo dục cơ bản được sửa đổi năm 2006 đến nay.
10 Giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ thập niên 1990 tới nay / Nguyễn Ngọc Phương Trang // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 46-48 .- 306
Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, khởi đầu cho một kỷ nguyên hợp tác phát triển có lợi cho cả 2 bên về nhiều mặt. Nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, tháng 4-2009, hai nước chính thức nâng quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Quan hệ hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới toàn diện và tốt đẹp chưa từng có trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, giao lưu cấp địa phương, giao lưu nhân dân. Trải qua 50 năm, quan hệ ngoại giao hai nước ngày càng bền chặt và đạt nhiều thành tựu mới, nhất là trong lĩnh vực giao lưu văn hóa.