CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng--Ngân hàng

  • Duyệt theo:
62 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển kinh tế biển Việt Nam / ThS. Võ Văn Bình // Tài chính .- 2016 .- Số 18 tháng 9 .- Tr. 33-35 .- 332.12

Trình bày chiến lược phát triển kinh tế biển VN, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế biển và định hướng tín dụng đầu tư phát triển kinh tế biển.

63 Đánh giá về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn / ThS. Nguyễn Thành Nam // Ngân hàng .- 2016 .- Số 14 tháng 7 .- Tr. 35-39 .- 332.12

Đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế của chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn từ năm 2010 đến nay, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

64 Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng trong phát triển nền kinh tế xanh / TS. Hà Thị Sáu // Tài chính .- 2016 .- Số 637 tháng 7 .- Tr. 16-18 .- 332.12

Tổng quan hoạt động tín dụng ngân hàng cho phát triển nền kinh tế xanh, các chính sách lớn trong lĩnh vực phatstrieenr bền vững nông nghiệp - nông thôn của toàn ngành Ngân hàng và một số giải pháp để phát huy vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng trong phát triển nền kinh tế xanh.

65 Kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy / Đỗ Khắc Hưởng, Vũ Kim Dũng // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 225 tháng 3 .- Tr. 73-79. .- 332.12

Bài báo sử dụng mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy để ước lượng mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng ngân hàng thông qua kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả kiểm định đường bao chỉ ra sự tồn tại rất yếu về mối quan hệ dài hạn đồng tích hợp giữa chỉ số giá tiêu dùng với tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, tỉ giá chính thức, tiền gửi ngân hàng, tín dụng ngân hàng, và chỉ số sản xuất công nghiệp. Kết quả cũng chỉ ra trong ngắn hạn, chỉ số giá tiêu dùng có mối quan hệ với tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chính sách, tỉ giá hối đoái, tín dụng và có mối quan hệ với tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chính sách và chỉ số giá công nghiệp trong dài hạn. Như vậy, nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng với các biến vĩ mô đã cung cấp bức tranh tổng thể nhân tố quan trọng trong quá trình lạm phát, gợi ý hành vi kiểm soát thông qua sử dụng các công cụ tiền tệ, đồng thời cung cấp cơ sở thích hợp để dự báo hành vi lạm phát tại Việt Nam.

66 Giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển thủy sản / Ths. Võ Thị Hoàng Nhi và Ths. Nguyễn Thị Phúc Hậu // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2015 .- Số 13 (430) tháng 7 .- Tr. 31-35 .- 332.12

Thực trạng triển khai các chính sách có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của ngân Nhà nước về hỗ trợ ngành thủy sản và giải pháp đẩy mạnh cho vay nhằm phát triển ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

67 Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và vi mô đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại / Vũ Sỹ Cường // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 440 tháng 1 .- Tr. 33-42 .- 332.12

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và vi mô đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại và chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố thuộc bản thân ngân hàng như nợ xấu, khả năng huy động tiền gửi, tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng tới tăng trưởng tín dụng.

68 Bàn về mô hình đo lường rủi ro lãi suất tại các tổ chức tín dụng / PGS.TS Phan Thị Thu Hà // Ngân hàng .- 2015 .- Số 24 tháng 12 .- Tr. 30-34 .- 332.12

Trình bày rủi ro lãi suất, thời lượng của tài sản và nguồn vốn, nội dung mô hình và những vấn đề đặt ra.

70 Đánh giá kết quả hoạt động ngân hàng góp phần phát triển kinh tế địa phương / Nguyễn Thị Sương Thu // Ngân hàng .- 2015 .- Số 2 tháng 1 .- Tr. 19- 25 .- 332.12

Trình bày vai trò của vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Vai trò của vốn vay ngân hangf cho phát triển kinh tế và cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Các tiêu chí để đánh giá kết quả phát triển kinh tế địa phương và hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng.