CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tín dụng--Ngân hàng
31 Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng vi mô tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh / Phạm Thị Thu Hiền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 62 – 64 .- 332.04
Nghiên cứu này khái quát thực trạng cho vay và khả năng tiếp cận vốn của người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại địa phương này thời gian tới.
32 Giải pháp ngăn chặn hữu hiệu hoạt động tín dụng đen / Nguyễn Thang Cai // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 706 .- Tr. 78 - 80 .- 332.024
Mặc dù, hoạt động tín dụng chính thức đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, cơ bản đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá nhân và doanh nghiệp, tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhu cầu về vốn trong nền kinh tế còn rất lớn và tín dụng đen vẫn hoạt động ngầm, có những diễn biến phức tạp, gây những bất ổn cho thị trường tài chính và mất an toàn xã hội. Để giải quyết mặt trái của hoạt động tín dụng đen cần có những giải pháp mạnh mẽ về an ninh kinh tế.
33 Tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tại Bà Rịa - Vũng Tàu / Phạm Thị Phượng, Mai Thị Bạch Tuyết // Kế toán & Kiểm toán .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 52-56 .- 332.12
Xuyên suốt quá trình thực hiện chương tình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo thì tín dụng ưu đãi có một vai trò rất quan trọng đối với thành công của chương trình này. Ngân hàng chính sách xã hội sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Chính vì vậy, nâng cao vài trò của tín dụng ưu đãi đối với chương trình xói đói giảm nghèo nói chung, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng là giải pháp mang tính thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo.
34 Tín dụng ngân hàng đối với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam / Nguyễn Văn Nhật // .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 63– 66 .- 332.04
Phát triển ngành Công nghiệp có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, kỹ năng lao động, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho sản phẩm và chất lượng cho nền kinh tế Việt Nam. Ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tuy đã có những bước nhất định, song chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn vốn tín dụng ngân hàng dành cho ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Để giải quyết vấn đề này cần triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường nguồn vốn tín dụng phát triển Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
35 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Viettinbank – Chi nhánh Sông Công / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2020 .- Số 724 .- Tr. 157– 159 .- 332.04
Tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chính của Viettinbank – Chi nhánh Sông Công, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Viettinbank Chi nhánh Sông Công đơn vị còn nhiều tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Viettinbank Chi nhánh Sông Công, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bán lẻ của Viettinbank Chi nhánh Sông Công.
36 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Chi nhánh cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai / // .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 358-363 .- 658
Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với ngân hàng mà còn đem lại những mặt tích cực cho khách hàng và cho toàn bộ nền kinh tế. Huyện cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là một huyện thuần nông, nên nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank - Chi nhánh cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Bài viết này nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank - chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
37 Nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Loan // .- 2018 .- Số 63 (6) .- Tr. 105-121 .- 332.12
Nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ.
38 Quản lý tổ chức tín dụng phi ngân hàng : kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Hà Phương // Ngân hàng .- 2018 .- Số 23 tháng 12 .- Tr. 52-56 .- 332.12
Khái q uát khung lý thuyết về quản lý các tổ chức tín dụng (TCTD) phi ngân hàng của Ủy ban Ổn định Tài chính và kinh nghiệm quản lý từ một số quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra một số bài học làm gợi ý chính sách cho Việt Nam, trong việc quản lý các TCTD phi ngân hàng để các tổ chức này có thể hoạt động hiệu quả hơn, phát triển bền vững và đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
39 Cải thiện chỉ tiêu tiếp cận tín dụng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới cho Việt Nam nhìn từ khía cạnh pháp lý / // .- 2018 .- Số 20 tháng 10 .- Tr. 11-14 .- 332.12
Chương 1. Tiêu chí tiếp cận tín dụng theo tiêu chuẩn của ngân hàng thế giới và thực trạng điểm số tiếp cận tín dụng của Việt Nam theo đánh giá bởi ngân hàng thế giới; Chương 2. Khuyến nghị nhằm cải thiện điểm số tiếp cận tín dụng ở Việt Nam.
40 Phát triển hình thức cho vay ngang hàng tại Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Thu Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 682 tháng 06 .- Tr. 90-92 .- 332.12
Đánh giá thực trạng phát triển hình thức cho vay ngang hàng tại Trung Quốc, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nghiệp vụ này tại Việt Nam.