CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng--Ngân hàng

  • Duyệt theo:
1 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Tấn Khoa // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 158- 160 .- 332

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín ngân hàng mà các doanh nghiệp, người dân trong Vùng có thể tiếp cận vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết tập trung vào phân tích thực trạng và làm rõ một số hạn chế về tín dụng ngân hàng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian vừa qua, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển tín dụng ngân hàng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới.

2 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nông nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đoàn Thị Hân // .- 2023 .- K2 - Số 248 - Tháng 09 .- Tr. 25-30 .- 658

Sử dụng phân tích Binary Logistic từ dữ liệu của 57 doanh nghiệp nông nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán khoán trong 5 năm từ 2018-2022, kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp, giá trị còn lại TSCĐ, tỷ lệ nợi vay/ tổng tài sản, thwoif gian hoạt động của doanh và ROA là những yếu tổ ảnh hưởng đấng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp này.

3 Tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản / Phạm Duy Tính // .- 2023 .- Số 315 - Tháng 9 .- Tr. 43-51 .- 332.12

Bài báo tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trong điều kiện kiểm soát các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phương pháp ước lượng moment tổng quát hệ thống hai bước được sử dụng để khám phá các hình mẫu ẩn chứa trong bộ dữ liệu của 49 công ty bất động sản niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2007-2021 với 617 quan sát. Các chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt động dựa trên giá trị kế toán được sử dụng là ROA, ROE và ROIC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc vào việc mở rộng tín dụng của hệ thống các ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn do nguồn vốn tín dụng vẫn chưa được khơi thông kể từ giữa năm 2022 cho đến nay.

4 Ứng dụng cơ sở sữ liệu dân cư trong đánh giá điểm khả tín khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng Việt Nam / Đỗ Thị Thu Hà, Nguyễn Bích Ngọc, Lê Thị Hương Trà // .- 2023 .- Số 17 - Tháng 9 .- Tr. 20-25 .- 332.12

Ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư (CSDLDC) trong đánh giá điểm khả tín khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân được đánh giá là giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích văn bản, tổng quan tài liệu để đưa ra đánh giá về ứng dụng CSDLDC trong đánh giá điểm khả tín khách hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Kết quả phân tích chỉ ra CSDLDC đang được Bộ Công an tích cực hoàn thiện, cùng với các chính sách phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại (NHTM) khai thác và sử dụng dữ liệu thay thế từ CSDLDC một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng cá nhân, từ đó sẽ mang lại lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho NHTM, góp phần phát triển bền vững thị trường tín dụng bán lẻ tại Việt Nam.

5 Tác động của nợ công đến tín dụng ngân hàng tại Việt Nam / Lê Thị Thúy Hằng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 31 - 34 .- 658

Nghiên cứu xem xét các tác động khác nhau theo thời gian của các khoản nợ công trong nước đối với tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Bằng cách sử dụng mô hình VECM hồi quy các chuỗi thời gian, dữ liệu theo tần suất quý từ quý I/2000 đến quý IV/2021, các kết quả mô hình cho thấy, yếu tố quyết định quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng cung cấp cho khu vực tư nhân là nợ công ngày càng tăng trong thời gian ngắn hạn. Điều này cho thấy, tác động lấn át của nợ công đối với tín dụng trong khu vực tư nhân. Tăng nợ công tác động đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn.

6 Hiệu ứng truyền dẫn của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Lê Thị Thúy Hằng, Đặng Đình Nhân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 77-80 .- 332.12

Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động mạnh mẽ và quan trọng của hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu khuyến nghị Chính phủ nên thực hiện cải cách chính sách tín dụng để gia tăng hiệu quả các khoản vay của ngân hàng thương mại để nền kinh tế Việt Nam hoạt động tốt hơn.

7 Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tác động tới hệ thống ngân hàng Việt Nam / Lê Thị Mận, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lại Khôi Nguyên // Phát triển & Hội nhập .- 2022 .- Số 56 .- Tr. 53-56 .- 332.04

Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thanh khoản (biến đại diện cho rủi ro thanh khoản) tỷ lệ thuận với sự ổn định của ngân hàng với trong khi đó rủi ro tín dụng tỷ lệ nghịch với sự ổn định của ngân hàng.

8 Tác động của tín dụng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Thanh Cai // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 19(604) .- Tr. 38-43 .- 332.12

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ tác động của tín dụng đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2001-2020 ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, tín dụng biến động cùng chiều và tác động đến với tăng trưởng kinh tế song với mức độ ảnh hưởng không cao.

9 Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản / Đinh Trọng Thịnh, Đinh Nguyễn Thanh Huyền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 10(231) .- Tr. 11-14 .- 332.12

Trước tình hình tăng trưởng nóng của tín dụng, đầu tháng 4/2022, NHNN đã có các yêu cầu kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có kinh doanh bất động sản. Việc chấn chỉnh hoạt động tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là cần thiết để tránh tình trạng “bong bóng” có thể gây đỗ vỡ cho lĩnh vực bất động sản và tập trung vốn tín dụng vào một số lĩnh vực sản xuất đuợc ưu tiên.

10 Một số vấn đề về rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng / Nguyễn Thu Hương // .- 2022 .- Số 8(229) .- Tr. 59-62 .- 332.12

Trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như rủi ro lạm phát, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro tái đầu tư... Tuy nhiên, loại rủi ro mà Ngân hàng chú trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Bài viết đề cập đến một số vấn đề về rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay.