CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thực phẩm
1 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cảm nhận đối với thực phẩm chay trong các nhà hàng chay trên địa bàn thành phố Hà Nội / Trần Phương Mai // .- 2023 .- Số 634 .- Tr. 51-53 .- 658.834
Nền công nghiệp sản xuất thực phẩm chay phát triển như hiện nay xuất phát từ thói quen ăn chay đổi với nhiều người không chỉ là sở thích, mà còn là một thói quen lành mạnh và giúp nâng cao sức khỏe. Việc chấp nhận các sản phẩm thay thế thịt có nguồn gốc thực vật có liên quan đến một số yếu tố, bao gồm các yếu tố chi phí, mức độ quen thuộc, tâm lý, môi trường và văn hóa. Vì vậy, bài viết được thực hiện nhằm mục đích xây dựng và đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cảm nhận đối với thực phẩm chay được cung ứng trong các nhà hàng chay trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2 Giải pháp phát triển thị trường nông sản Việt Nam / Phạm Thị Minh Phương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 798 .- Tr. 169-172 .- 330
Trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới bất định tác động đến hoạt động thương mại và gây khó khăn cho thị trường về đầu ra đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải chủ động nắm bắt biến động thị trường, có giải pháp linh hoạt ứng phó để đạt được mục tiêu đề ra. Nhận diện những thách thức hiện nay, bài viết khuyến nghị giải pháp nhằm giúp Việt Nam duy trì thị trường nông sản phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh mới.
3 Hợp tác trong chuỗi cung ứng thực phẩm / Dương Thị Hoa, Trần Hồng Nhung, Vũ Thị Thu hòa // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 53-55 .- 658.7
Đứng trước những thực thói quen thay đổi của người tiêu dùng và quá trình sản xuất thực phẩm hiện đại hơn, chuỗi cung ứng thực phẩm có áp lực phải ngày càng hoàn thiện. Trong đó sự hợp tác của các thành viên trong chuỗi đóng vai trò quyết định sự thành công của chuỗi. Nếu được tổ chức thành công, các chuỗi cung ứng sẽ mang lại tiềm năng thay đổi phương thức công nghiệp trong sản xuất thực phẩm và rút ngắn chuỗi cung ứng thực phẩm công nghiệp hóa phức tạp.
4 Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn Lactobacillus sinh gamma aminobutyric acid cao từ thực phẩm lên men truyền thống / Ngô Đại Hùng, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Nhật Hằng, Huỳnh Anh Tuấn, Võ Thị Kim Thư, Nguyễn Thanh Bình, Ngô Đại Nghiệp, Võ Thanh Sang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 20-25 .- 641.1
Gamma aminobutyric acid (GABA) được tổng hợp bởi vi sinh vật gồm vi khuẩn, nấm men và nấm. Vi khuẩn lactic trong các sản phẩm lên men chua truyền thống ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Nghiên cứu này thực hiện phân lập các chủng vi khuẩn Lactobacillus có khả năng sinh GABA cao từ thực phẩm lên men truyền thống.
5 Kinh tế Halal : tiềm năng nền kinh tế “bị ngủ quên” và cơ hội tham gia chuỗi cung ứng Halal toàn cầu của Việt Nam / Đinh Công Hoàng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 2 (198) .- Tr. 3-11 .- 330
Nghiên cứu nêu lên một số vấn đề lý luận về kinh tế Halal, phân tích bức tranh tổng thể về hiện trạng hệ thống tiêu chuẩn Halal, đồng thời đánh giá các tiềm năng, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tiếp cận thị trường Halal, từ đó tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng Halal toàn cầu.
6 Ngành Halal Việt Nam : thực trạng và triển vọng / Nguyễn Trọng Tuấn Anh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 2 (198) .- Tr. 48-56 .- 330
Phân tích một số lợi thế và hạn chế của việc phát triển ngành Halal Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý thúc đẩy sự phát triển ngành này trong thời gian tới. Tác giả sử dụng cách tiếp cận định tính, đa ngành liên ngành, quốc tế học, thu thập thông tin thứ cấp từ các ấn phẩm tạp chí trực tuyến, các báo cáo và ấn phẩm từ các tổ chức khác nhau.
7 Sản phẩm Halal – tiếp cận từ khía cạnh tiêu chuẩn hóa / Ngô Thị Ngọc Hà, Lê Thành Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 23-24 .- 330
Trình bày tiếp cận từ khía cạnh tiêu chuẩn hóa của sản phẩm Halal. Nhu cầu sử dụng sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người theo Hồi giáo mà còn vì nhiều người không theo đạo Hồi nhưng vẫn ưa thích thực phẩm Halal, do chúng đáp ứng các tiêu chí về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm Halal còn mở rộng không chỉ đối với thực phẩm mà cả dược phẩm, mỹ phẩm và nhiều mặt hàng khác.Việc tiêu chuẩn hóa các đối tượng liên quan đến sản phẩm Halal là một trong các biện pháp quan trọng của Bộ KH&CN, cùng với các bộ, ngành nhằm đưa sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận tốt hơn với thị trường Halal toàn cầu, góp phần tăng giá trị của chuỗi nông sản Việt Nam.
8 Ứng dụng của vi nấm trong thực phẩm / Lê Minh Nguyệt // .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 44-46 .- 363
Trình bày ứng dụng của vi nấm trong thực phẩm. Vi nấm (hay còn gọi là nấm sợi) rất phổ biến trong tự nhiên, tồn tại trên nhiều loại cơ chất như thực phẩm, quần áo, dụng cụ và đặc biệt có nhiều trong đất. Với nhiều khả năng như sinh tổng hợp enzym, các axit béo, tạo ra các axit hữu cơ…, vi nấm có vai trò ngày càng quan trọng công nghiệp thực phẩm nói riêng, trong chuyển hóa tự nhiên nói chung. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều ứng dụng của vi nấm được đưa vào sử dụng.
9 Phát triển mô hình quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn trong xây dựng nông thôn mới / Đào Thế Anh // .- 2021 .- Số 4(745) .- Tr.18-20 .- 610
Trình bày việc phát triển mô hình quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn trong xây dựng nông thôn mới. Quản lý an toàn thực phẩm là một trong những thách thức của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Do vậy, trong giai đoạn 2021-2030, phát triển mô hình quản lý chuỗi nông sản thực phẩm an toàn là một định hướng quan trọng của Chương trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản và thu nhập của người dân nông thôn… Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn ở nước ta, bài viết đề xuất mô hình và giải pháp quản lý chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn trong thời gian tới.
10 Yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Dương Thị Thanh Hương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr.81 - 84. .- 332
Nghiên cứu này nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2019. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tài sản hữu hình, tỷ lệ khấu hao, tính thanh khoản, khả năng sinh lời, tuổi của doanh nghiệp là những yếu tố tác động đén cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. từ cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị để xác định cơ cấu vốn mục tiêu hợp lý.