CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dinh dưỡng

  • Duyệt theo:
31 Kiến thức và thực trạng thiếu sắt, thiếu kẽm của nữ công nhân tại một công ty ở miền Bắc Việt Nam năm 2020 / Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga, Nguyễn Thúy Nam, Phạm Thị Tuyết Chinh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 308-313 .- 610

Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là cần thiết để đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ độ tuổi lao động nói chung và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nói riêng. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất là những chất hỗ trợ cơ thể sản xuất hormon, enzym và những chất xúc tác hỗ trợ tích cực cho cơ thể tăng trưởng, phát triển và cân bằng cơ thể. Vi chất sinh dưỡng rất cần cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ vì liên quan đến chức năng sinh sản và nuôi con bằng sữa mẹ.

32 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2019 / Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Thị Huyền Trang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 194-200 .- 610

Phân tích tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2019. Suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn là một vấn đề lớn ở các quốc gia đang phát triển. Kết quả cho thấy mô hình tình trạng dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi học đường đang có chiều hướng phát triển tương tự mô hình dinh dưỡng của trẻ ở các thành phố lớn, tỷ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng vẫn còn khá cao trong khi tỷ lệ thừa cân - béo phì ngày càng tăng và đáng báo động. Hình thái phân hóa này vẫn cho thấy gánh nặng kép về dinh dưỡng đối với mô hình bệnh tật. Do đó, rất cần sự can thiệp kịp thời của gia đình, thầy cô giáo, nhà trường cũng như các ngành liên quan nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi học đường.

33 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành dân tộc Tày / Nguyễn Thị Thanh Hòa [et al.] // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 154-163 .- 610

Mô tả thực trạng dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan người trưởng thành dân tộc Tày tại hai xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 2017. Mô tả cắt ngang, tiến hành trên 318 người dân tộc Tày có độ tuổi từ 18 - 65 tuổi của 2 xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ tháng 7 - 9/2017. Người trưởng thành dân tộc Tày có chiều cao trung bình ở nam giới là 160,3 ± 6,8 cm, nữ giới là 151,3 ± 6,1 cm; vòng bụng trung bình ở nam giới là 80,4 ± 9,8 cm; nữ giới là 77,4 ± 9,0 cm. Có 10,69% người dân thiếu năng lượng trường diễn (CED), 30,50% thừa cân béo phì, 45,3% bị béo bụng. Các yếu tố: tuổi, giới, hút thuốc lá, thuốc lào; sử dụng rượu bia có mối liên quan với tình trạng béo bụng là tuổi OR = 2,4 (1,42 - 4,07); giới tính OR = 10,51 (5,03 - 21,95); hút thuốc lá OR = 16,18 (5,25 - 49,83), uống rượu bia OR = 8,28 (3,61 - 18,98). Người trưởng thành dân tộc Tày tại hai xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có tỷ lệ thừa cân béo phì cao. Các yếu tố: tuổi, giới, hút thuốc lá/thuốc lào; sử dụng rượu bia có mối liên quan với tình trạng béo bụng.

34 Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đường tiêu hoá sau 2 tháng điều trị hoá chất tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội / Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga, Lê Thị Hương // .- 2019 .- Số 120(4) .- Tr. 1-8 .- 610

Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư sau 2 tháng điều trị hóa chất. Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 88 người bệnh ung thư đường tiêu hóa sau 2 tháng điều trị hóa chất đã cho kết quả: tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) được đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23,9%. Theo phân loại PG–SGA: có 40,9% người bệnh ung thư có SDD hoặc nguy cơ SDD.

35 Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư khoang miệng tại Bệnh Viện K năm 2018 / Hoàng Việt Bách [et al.] // .- 2019 .- Số 120(4) .- Tr. 9-18 .- 610

Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư khoang miệng. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 165 bệnh nhân, độ tuổi từ 18 trở lên, trong thời gian từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. Kết quả: có 63,0% bệnh nhân nhập viện có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) theo bộ công cụ PG-SGA, 19,4% bệnh nhân bị SDD theo thang phân loại BMI. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố như phương pháp điều trị, giai đoạn bệnh, phương pháp chuẩn bị chế độ ăn liên quan với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Bệnh nhân ăn qua đường miệng có nguy cơ SDD thấp hơn 9 lần so với những bệnh nhân ăn qua sonde (OR (95% CI): 8,8 (1,1-71,8)). Kết luận: Bệnh nhân ung thư khoang miệng có nguy cơ SDD cao. Những bệnh nhân có tình trạng diễn biến nặng, nuôi ăn qua sonde có nguy cơ SDD cao hơn hẳn những bệnh nhân khác. Cần có những can thiệp cụ thể và kịp thời để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.

36 Tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa / Đinh Quỳnh Ngọc, Trương Thị Thùy Dung, Trần Quốc Cường // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 177 - 183 .- 610

Xác định tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa của học sinh trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

37 Tuân thủ chế độ dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Mỹ Châu, Trần Thiện Thuần, Nguyễn Minh Quân // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 24-30 .- 616

Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 414 người bệnh điều trị đái tháo đường type 2 từ 3 tháng trở lên tại Bệnh viện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh về tỷ lệ tuân thủ chế độ dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy: tỷ lệ tuân thủ chế độ dinh dưỡng là 56,3 phần trăm. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ chế độ dinh dưỡng với nhóm tuổi, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên, được nhân viên y tế hướng dẫn về điều trị, có kiến thức về tuân thủ điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc với p0,05. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy có mối tương quan thực sự có ý nghĩa giữa tuân thủ chế độ dinh dưỡng với yếu tố liên quan gồm: nhóm tuổi, HbA1c, chỉ số huyết áp với p0,05.

38 Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai / Bùi Thị Thanh Hà, Đỗ Hồng Quảng, Bế Hồng Thu // Dược học .- 2017 .- Số 09 (Số 497 năm 57) .- Tr. 14-17 .- 615

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện tại Trung tâm Chống độc thông qua 4 chỉ số: Albumin, BMI, transferin và prealbumin; đánh giá mối tương quan giữa suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn, từ đó có thể giúp bác sĩ điều trị có cơ ở để sử dụng thuốc đúng đắn hơn.

39 Tình hình suy dinh dưỡng của bệnh nhân ở một số bệnh viện năm 2013 và đề xuất các giải pháp cải thiện / Hà Anh Đức, Nguyễn Thị Kim Tiến, Trần Thúy Nga // Y học thực hành .- 2017 .- Số 07 (1050) .- Tr. 69-73 .- 610

Xác định thực trạng dinh dưỡng của người bệnh từ đó đề xuất một số giải pháp về chính sách liên quan tới dinh dưỡng của người bệnh, nhu cầu đào tạo, ngạch công chức, hệ thống sát hạch hành nghề dinh dưỡng tiết chế và đưa chi phí dinh dưỡng điều trị của trẻ em và người bệnh vào bảo hiểm y tế.