CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Dinh dưỡng
21 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội / Hoàng Thị Ngọc Linh, Nguyễn Thị Thanh Hòa, Lê Thị Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 192-197 .- 610
Nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y1 trường Đại học Y Hà Nội. Sinh viên các trường đại học, cao đẳng cần được quan tâm vì đây chính là lực lượng trí óc tương lai, hơn nữa đây là lứa tuổi đầu tiên của thời kỳ trưởng thành sau thời kỳ trẻ em và thanh thiếu niên. Cơ thể ngừng lớn về kích thước nhưng quá trình thay đổi và tái tạo tế bào vẫn tiếp diễn, vì vậy chế độ ăn và dinh dưỡng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thiếu năng lượng trường diễn với các yếu tố và yếu tố tự đánh giá năng lượng trường diễn bản thân của sinh viên. Có mối tương quan giữa tình trạng thừa cân béo phì với giới và yếu tố tự đánh giá năng lượng trường diễn bản thân của sinh viên. Do vậy cần phải khuyến khích tất cả mọi người tập thể dục để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối.
22 Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang 2020 / Trịnh Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thu Liễu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 206-213 .- 610
Nhằm đánh giá một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang 2020. Tình trạng suy dinh dưỡng không chỉ là do thiếu nguồn thực phẩm, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, chăm sóc y tế kém mà còn do các bà mẹ, các thành viên trong gia đình thiếu kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ chưa hợp lý cũng như còn tồn tại những quan niệm, thói quen nuôi dưỡng trẻ lạc hậu, phản khoa học. Một số bà mẹ có kiến thức chăm con tốt, nhưng thực hành thì vẫn chưa tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc chăm sóc các bà mẹ về thời kỳ thai nghén còn chưa tốt, nuôi con bằng sữa mẹ còn chưa đúng và cho trẻ ăn bổ sung không hợp lý, thức ăn bổ sung còn nghèo nàn… Đây là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ nhỏ. Thời gian cai sữa của bà mẹ là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ.
23 Thực hành dinh dưỡng và bữa phụ buổi tối muộn của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020 / Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thị Minh Tâm // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 84-91 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả thực hành dinh dưỡng và bữa phụ buổi tối muộn của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020. Suy dinh dưỡng thường gặp ở người bệnh xơ gan, đặc biệt là ở giai đoạn nặng của bệnh, nhiều biểu hiện chuyển hóa bất thường ở người bệnh gan có thể góp phần tác động đến tình trạng dinh dưỡng. Đặc biệt, sau khi nhịn ăn qua đêm, người bệnh xơ gan có biểu hiện tăng tốc độ oxy hóa chất béo và tạo gluconeogenes trong khi việc sử dụng glucose và phân giải glycogenolysis giảm so với bình thường. Thực hành dinh dưỡng trên người bệnh xơ gan rất quan trọng, vì vậy cần tăng cường tư vấn, giáo dục về dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị.
24 Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm kiểu gen của người bệnh ung thư dạ dày tại 4 bệnh viện ở Hà Nội / Nguyễn Thị Ngọc Lan, Tạ Thành Văn, Đặng Thị Ngọc Dung, Vũ Văn Qúy, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Thu Liễu // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 11(Tập 147) .- Tr. 63-71 .- 610
Nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm kiểu gen của người bệnh ung thư dạ dày tại 4 bệnh viện ở Hà Nội. Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư dạ dày là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do vị trí khối u ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, cộng thêm tác dụng phụ do điều trị hóa chất đường tiêu hóa nên ung thư dạ dày có sức tàn phá nặng nề. Quá trình điều trị có thể lây lan sang các vị trí khác, gây ra hàng loạt biến chứng ảnh hưởng xấu đến thể trạng và tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.
25 Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt của người bệnh thận mạn lọc máu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019 / Nguyễn Trọng Hưng, Lê Đức Anh, Nguyễn Thị Thu Liễu, Vũ Ngọc Hà // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 394-400 .- 610
Phân tích tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt của người bệnh thận mạn lọc máu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2019. Bệnh thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm gây hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nito phi protein máu như ure, creatinene. Nghiên cứu cho thấy, suy dinh dưỡng là vấn đề cần được quan tâm ở bệnh nhân lọc máu, cảnh báo về sự suy giảm cả khối cơ và khối mỡ cơ thể và tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân lọc má ngày càng giảm.
26 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh suy thận mạn chưa lọc máu điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2018 / Nguyễn Công Thành, Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Huy Bình, Nguyễn Thu Hà, Phạm Minh Thúy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 264-275 .- 610
Nhằm khảo sát tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh suy thận mạn điều trị nội trú chưa lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2018. Suy thận mạn tính là giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh thận mạn tính - là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại đối với toàn xã hội bởi tốc độ gia tăng nhanh, ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ tử vong cao. Kiểm soát tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh đóng vai trò quan trọng góp phần hỗ trợ cho nhân viên y tế đánh giá hiệu quả điều trị cũng như cải thiện hiệu quả điều trị cho người bệnh. Bên cạnh đó, những thông tin về các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cũng vô cùng cần thiết, hỗ trợ nhân viên y tế đánh giá nhanh được tình hình dinh dưỡng của người bệnh và đặc biệt có những can thiệp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.
27 Kiến thức và thực trạng thiếu sắt, thiếu kẽm của nữ công nhân tại một công ty ở miền Bắc Việt Nam năm 2020 / Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga, Nguyễn Thúy Nam, Phạm Thị Tuyết Chinh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 8(Tập 144) .- Tr. 308-313 .- 610
Đánh giá tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là cần thiết để đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho phụ nữ độ tuổi lao động nói chung và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nói riêng. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất là những chất hỗ trợ cơ thể sản xuất hormon, enzym và những chất xúc tác hỗ trợ tích cực cho cơ thể tăng trưởng, phát triển và cân bằng cơ thể. Vi chất sinh dưỡng rất cần cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ vì liên quan đến chức năng sinh sản và nuôi con bằng sữa mẹ.
28 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2019 / Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Thị Huyền Trang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 194-200 .- 610
Phân tích tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2019. Suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn là một vấn đề lớn ở các quốc gia đang phát triển. Kết quả cho thấy mô hình tình trạng dinh dưỡng của trẻ lứa tuổi học đường đang có chiều hướng phát triển tương tự mô hình dinh dưỡng của trẻ ở các thành phố lớn, tỷ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng vẫn còn khá cao trong khi tỷ lệ thừa cân - béo phì ngày càng tăng và đáng báo động. Hình thái phân hóa này vẫn cho thấy gánh nặng kép về dinh dưỡng đối với mô hình bệnh tật. Do đó, rất cần sự can thiệp kịp thời của gia đình, thầy cô giáo, nhà trường cũng như các ngành liên quan nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi học đường.
29 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành dân tộc Tày / Nguyễn Thị Thanh Hòa [et al.] // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 154-163 .- 610
Mô tả thực trạng dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan người trưởng thành dân tộc Tày tại hai xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 2017. Mô tả cắt ngang, tiến hành trên 318 người dân tộc Tày có độ tuổi từ 18 - 65 tuổi của 2 xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ tháng 7 - 9/2017. Người trưởng thành dân tộc Tày có chiều cao trung bình ở nam giới là 160,3 ± 6,8 cm, nữ giới là 151,3 ± 6,1 cm; vòng bụng trung bình ở nam giới là 80,4 ± 9,8 cm; nữ giới là 77,4 ± 9,0 cm. Có 10,69% người dân thiếu năng lượng trường diễn (CED), 30,50% thừa cân béo phì, 45,3% bị béo bụng. Các yếu tố: tuổi, giới, hút thuốc lá, thuốc lào; sử dụng rượu bia có mối liên quan với tình trạng béo bụng là tuổi OR = 2,4 (1,42 - 4,07); giới tính OR = 10,51 (5,03 - 21,95); hút thuốc lá OR = 16,18 (5,25 - 49,83), uống rượu bia OR = 8,28 (3,61 - 18,98). Người trưởng thành dân tộc Tày tại hai xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có tỷ lệ thừa cân béo phì cao. Các yếu tố: tuổi, giới, hút thuốc lá/thuốc lào; sử dụng rượu bia có mối liên quan với tình trạng béo bụng.
30 Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đường tiêu hoá sau 2 tháng điều trị hoá chất tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội / Phạm Thị Tuyết Chinh, Nguyễn Thùy Linh, Tạ Thanh Nga, Lê Thị Hương // .- 2019 .- Số 120(4) .- Tr. 1-8 .- 610
Xác định mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư sau 2 tháng điều trị hóa chất. Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 88 người bệnh ung thư đường tiêu hóa sau 2 tháng điều trị hóa chất đã cho kết quả: tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) được đo lường thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23,9%. Theo phân loại PG–SGA: có 40,9% người bệnh ung thư có SDD hoặc nguy cơ SDD.