CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dinh dưỡng

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại và mối liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh điều trị nội khoa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023 / Bùi Thị Trà Vi, Trần Thị Hảo, Hoàng Yến, Lê Mai Trà Mi // .- 2024 .- Tập 181 - Số 08 .- Tr.166-173 .- 610

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá thực trạng nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại và một số yếu tố liên quan trên 200 người bệnh điều trị nội khoa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023

2 Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng của bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực & Chống độc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2023 / Nguyễn Ngọc Thu, Nguyễn Anh Dũng, Đoàn Bình Tĩnh, Nguyễn Thị Cương, Phạm Hải Hà // .- 2024 .- Tập 175 - Số 02 - Tháng 3 .- Tr. 18-27 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng của bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực & chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 173 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được nuôi dưỡng qua ống thông hoặc dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần và điều trị nội trú trên 7 ngày.

3 Kiến thức, thực hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023 / Dương Thị Phượng, Đỗ Nam Khánh, Lê Thị Hương, Hà Văn Sơn // .- 2023 .- Tập 171 - Số 10 - Tháng 11 .- Tr. 53-69 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 người bệnh đái tháo đường type 2.

4 Hành vi ăn uống và một số yếu tố liên quan của học sinh ở hai trường trung học cơ sở tại thành phố Huế / Nguyễn Minh Tú, Hoàng Thị Bạch Yến, Lương Thị Thu Thắm , Nguyễn Ngô Bảo Khuyên, Đinh Thị Liễu, Trần Thị Quỳnh Tâm, Võ Văn Quang Vinh, Hồ Hiếu, Võ Hoàng Linh, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Đức Dân, Trần Thi Mỹ Huyền, Trần Bình Thắng, Nguyễn Thanh Gia, Lê Đ // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 223-236 .- 613

Nghiên cứu trên 498 học sinh trung học cơ sở tại thành phố Huế từ tháng 5/2022 đến tháng 12/2022 nhằm khảo sát hành vi ăn uống trong vòng 7 ngày qua dựa trên bộ câu hỏi tự điền. Một số yếu tố liên quan đến hành vi ăn uống của trẻ là giới, kinh tế gia đình, trình độ học vấn của mẹ, hoạt động thể lực, thời gian ngủ buổi tối, thời gian sử dụng Internet/ngày, sự quan tâm của gia đình. Nghiên cứu cho thấy học sinh có các hành vi ăn uống không lành mạnh là rất phổ biến. Vì vậy, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho các em.

5 Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người bệnh ung thư tuyến giáp trước phẫu thuật / Dương Thị Phượng, Nguyễn Xuân Hậu, Vũ Ngọc Hà, Lê Thị Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 26-34 .- 617

Thừa cân, béo phì và thói quen ăn uống không lành mạnh là các vấn đề dinh dưỡng của người bệnh ung thư tuyến giáp (UTTG). Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người bệnh UTTG tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 91 người bệnh UTTG. Thừa cân, béo phì lấy theo ngưỡng cho người châu Á với BMI ≥ 23 kg/m2.

6 Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày ở người bệnh hồi sức tích cực tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 / Nguyễn Thùy Linh, Hoàng Thị Hằng, Ma Ngọc Yến, Nguyễn Thuý Nam, Tạ Thanh Nga, Bùi Thị Trà Vi, Phạm Thị Tuyết Chinh, Lê Đức Dũng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 .- Tr. 44-54 .- 617

Tình trạng dị hoá và viêm hệ thống khi mắc COVID-19 khiến người bệnh tăng tiêu hao năng lượng và protein, đặc biệt tình trạng này trở nên trầm trọng hơn với người bệnh hồi sức tích cực (ICU) và thường kèm theo tình trạng nuôi dưỡng kém. Nghiên cứu hồi cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày của 60 người bệnh COVID-19 nặng điều trị tại ICU của Bệnh viện Điều trị Người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12/2021 đến 01/2022.

7 Cải thiện tình trạng kháng insulin thông qua bổ sung dung dịch giàu carbohydrate trước phẫu thuật cho bệnh nhân thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Nguyễn Thị Thúy Hồng, Lường Hữu Bảy, Cao Việt Tùng, Lưu Thị Mỹ Thục // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 73-79 .- 610

Đánh giá hiệu quả bổ sung dung dịch carbohydrate cải thiện tình trạng kháng insulin cho bệnh nhân trước phẫu thuật vá thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Nhịn ăn trước phẫu thuật là thủ tục đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm tránh nguy cơ tử vong do trào ngược dịch dạ dày vào phổi khi gây mê. Tuy nhiên, việc nhịn ăn kéo dài trước phẫu thuật là nguyên nhân chính không chỉ gây khó chịu trước phẫu thuật mà còn dẫn đến tình trạng kháng insulin hậu phẫu và có khả năng tăng cường đáp ứng viêm sau phẫu thuật. Nhịn ăn trước phẫu thuật là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước gây mê và phẫu thuật. Bổ sung dung dịch carbohydrate trước phẫu thuật 2 giờ là việc làm cần thiết, đã được kiểm chứng về mức độ an toàn, góp phần giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng kháng insulin sau phẫu thuật.

8 Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp tại viện tim mạch Việt Nam 2020 / Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 50-59 .- 610

Phân tích tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp tại viện tim mạch Việt Nam 2020. Suy tim cấp tính là nguyên nhân đầu tiên của việc nhập viện ở người cao tuổi ở các nước phương Tây, mặc dù có những tiến bộ trong điều trị về y tế và thiết bị những vấn có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Suy tim cấp đại diện cho một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, gánh nặng tài chính lớn và thách thức đối với nghiên cứu tim mạch hiện tại. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy tim cấp ảnh hưởng đến việc điều trị và phương pháp nuôi dưỡng trong thời gian nằm viện. Cần chú ý đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn, gián đoạn nuôi dưỡng để có biện pháp can thiệp kịp thời.

9 Thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực Cử nhân Dinh dưỡng Việt Nam năm 2020 / Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương, Ma Ngọc Yến // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 1-10 .- 610

Nghiên cứu mô tả về thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực cử nhân dinh dưỡng Việt Nam năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng nguồn nhân lực dinh dưỡng chính quy chỉ chiếm 1/3 tổng số nhân viên của mỗi đơn vị. Nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng trong bệnh viện nhiều gấp đôi so với các đơn vị ngoài bệnh viện. Nhu cầu về năng lực của Cử nhân Dinh dưỡng rất đa dạng và phù hợp làm việc tại nhiều cơ sở trong và ngoài lĩnh vực y tế. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và tăng cường hơn nữa các thông tư, chính sách về định hướng giúp phát triển ngành dinh dưỡng tại Việt Nam.

10 Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của nữ công nhân từ 18-35 tuổi tại một công ty ở miền Bắc Việt Nam năm 2020 / Vũ Văn Quyết, Phạm Duy Quang, Nguyễn Thùy Linh, Trịnh Bảo Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 10(Tập 146) .- Tr. 29-36 .- 610

Mô tả tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của nữ công nhân từ 18-35 tuổi tại một công ty ở miền Bắc Việt Nam năm 2020. Phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng đầy đủ không chỉ có sức khỏe tốt, gia tăng khả năng làm việc cho chính họ mà còn có ảnh hưởng đến sức khỏe của những đứa con. Kết quả xét nghiệm vi chất dinh dưỡng (đặc biệt là sắt, kém, canxi) cho các nữ lao động, bên cạnh đó thực hiện các chính sách theo dõi chặt chẽ chất lượng bữa ăn, khám sức khỏe định kỳ do công đoàn và phòng y tế đảm trách để đảm bảo năng suất hoạt động sản xuất của công ty và nâng cao sức khỏe sinh sản cho người lao động nói chung và cụ thể là cho các nữ công nhân.