CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Du lịch--Phát triển
21 Phát triển kinh tế du lịch ở một số nước Mỹ Latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / ThS. Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Trần Thanh Quang // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 05/2014 .- Tr. 46-52. .- 910
Trình bày chính sách phát triển du lịch của các nước Mỹ Latinh như Mexico, Cuba, Brazil, Venezuela và bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam.
22 Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Minh Hương // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 427/2014 .- Tr. 38-40. .- 910
Trình bày thực trạng hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam hiện nay: về qui mô khách quốc tế và doanh thu du lịch quốc tế, về sản phẩm dịch vụ du lịch, về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện có phục vụ khách du lịch quốc tế, năng lực của các đơn vị kinh doanh du lịch quốc tế; Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế.
23 ”Bài toán” phát triển kinh tế du lịch bền vững ở Nghệ An / Ths. Lê Văn Biển // Tài chính .- 2014 .- Số 4(594) tháng 4 .- Tr. 81-82 .- 910.202
Trình bày thực trạng phát triển du lịch bền vững và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch, kinh tế của địa phương cũng như tạo ra điểm đến hấp dẫn cho khu du lịch Cửa Lò.
24 Khai thác tiểm năng du lịch của một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho các tĩnh Bắc Trung bộ / ThS. Thái Thanh Quý // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 422/2014 .- Tr. 55-57. .- 910
Tổng quan tiềm năng du lịch Việt Nam. Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch của một số địa phương như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Bình và từ đây rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cho các tỉnh Bắc Trung Bộ.
25 Sản phẩm du lịch – Yếu tố quyết định thu hút du khách / ThS. Phạm Quang Hưng // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 34-35. .- 910
Sản phẩm du lịch là tập hợp các hoạt động, được bắt đầu từ khi du khách rời khỏi nơi cư trú cho tới khi kết thúc chuyến đi và trở về điểm xuất phát ban đầu. Sản phẩm du lịch bao gồm 6 thành tố: Môi trường – môi trường tự nhiên, xã hội hoặc văn hóa; Các hoạt động diễn ra trong chuyến du lịch; Hoạt động lưu trú; Hoạt động đi lại; Các dịch vụ du lịch; Cơ sở hạ tầng du lịch. Bài viết trình bày các chuẩn mực xây dựng chung, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường công tác quảng bá tuyên truyền.
26 Truyền miệng điện tử trong du lịch Việt Nam / ThS. Dương Quế Như, Lê Thị Hà Tiên // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 36-37. .- 910
Sự phát triển của internet đã góp phần tạo điều kiện cho khách du lịch đăng và chia sẻ các bình luận, ý kiến và các kinh nghiệm cá nhân liên quan đến du lịch trên cộng đồng trực tuyến. Từ đó, một khái niệm mới trong du lịch đã ra đời, đó là truyền miệng điện tử. Bài viết giới thiệu các kênh thông tin của truyền miệng điện tử, truyền miệng điện tử trong du lịch Việt Nam.
27 Xây dựng và phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu / Mai Hương // Du lịch Việt Nam .- 2014 .- Số 03/2014 .- Tr. 38-39. .- 910
Trình bày kinh nghiệm phát triển khu du lịch quốc tế ở Bali và Phuket. Điều kiện để Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa danh du lịch mang tầm quốc tế. Một số đề xuất.
28 Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển du lịch ở Điện Biên / ThS. Trần Thị Hằng, PGS. TS. Nguyễn Khánh Vân // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2013 .- Số 3 (3)/2013 .- Tr. 31-39. .- 910
Trình bày kết quả nghiên cứu những biểu hiện biến đổi khí hậu ở Điện Biên, phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển ngành du lịch và bước đầu đề xuất những biện pháp giảm thiểu tác hại xấu của thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái, tạo điều kiện để phát huy thế mạnh về du lịch của tỉnh Điện Biên.
29 Giải pháp phát triển loại hình du lịch chữa bệnh bằng y học cổ truyền của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay / Dương Thị Hồng Nhung // Khoa học Thương mại – Trường Đại học Thương Mại .- 2013 .- Số 62+63/2013 .- Tr. 74-81. .- 910
Khái quát về du lịch chữa bệnh và du lịch chữa bệnh bằng y học cổ truyền của Việt
30 Bàn về điểm nhấn thu hút / PGS. TS. Trần Thị Minh Hòa, ThS. Đặng Trần Thảo // Du lịch Việt Nam .- 2013 .- Số 12/2013 .- Tr. 28-29. .- 910
Một điểm đến du lịch được xây dựng hình ảnh độc đáo, ấn tượng, kết hợp với các kênh truyền thông hữu hiệu sẽ giúp điểm đến đó có khả năng định vị tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thu hút khách. Tại Việt