CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính
51 Sự chuẩn bị về tinh thần và tài chính để thích ứng cho cuộc sống nghỉ hưu của người dân đô thị hiện nay / Lương Ngọc Thúy // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 27 - 28 .- 332.024
Việc chuẩn bị để thích ứng cho cuộc sống nghỉ hưu sẽ giúp cho cá nhân đảm bảo cho chất lượng cuộc sống khi về già cùng với đó làm giảm gánh nặng cho hệ thống phúc lợi của nhà nước. Kế hoạch nghỉ hưu đã có nhiều thay đổi trong nhiều năm qua, bài viết này tìm hiểu về sự chuẩn bị về tinh thần và tài chính để thích ứng cho cuộc sống nghỉ hưu của người dân đô thị hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân đã có những hiểu biết và sự chuẩn bị nhất định cho tuổi già của mình.
52 Ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đối với tính bao trùm tài chính / Nguyễn Minh Sáng // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 36-43 .- 332.12
Tính bao trùm tài chính đang là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế hiện đại. thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) xuất hiện như một công cụ tiềm năng để cách mạng hóa tính bao trùm tài chính. Bài viết khảo sát các tác động của CBDC đối với tính bao trùm tài chính. CBDC có thể giúp cải thiện tiếp cận dịch vụ tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng, tăng hiệu quả giao dịch và thúc đẩy giáo dục tài chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các vấn đề về an ninh mạng, quyền riêng tư và bất bình đẳng có thể nảy sinh. Để tối đa hóa lợi ích của CBDC, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan như chính phủ, ngân hàng trung ương, doanh nghiệp công nghệ và tổ chức phi chính phủ. CBDC mang đến cơ hội lớn cho bao trùm tài chính nếu được triển khai một cách thận trọng.
53 Điều kiện phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và một số đề xuất, kiến nghị / Nguyễn Thị Hải Bình, Vũ Văn Hoản, Lê Hồng Vân // .- 2023 .- Số 15 .- .- 332.12
Trong những năm qua, tiền kỹ thuật số trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu và thu hút sự chú ý đặc biệt của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước. Trong bối cảnh đó, các NHTW trên thế giới đang dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu và triển khai phát hành các loại tiền kỹ thuật số quốc gia của riêng họ (CBDC). Hầu hết các NHTW đều đã và đang tìm hiểu về CBDC, trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu kỹ các điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng phát hành như khung pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, quản lý giám sát,... để đảm bảo CBDC khi được phát hành có thể hòa chung vào dòng chảy tài chính mà không gặp sự cố đáng kể nào. Là một nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế - tài chính toàn cầu, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài sự vận động chung của thế giới. Chính vì vậy, những nghiên cứu bước đầu về các điều kiện tiên quyết để phát hành CBDC sẽ tạo nền tảng quan trọng cho cách tiếp cận và các bước đi tiếp theo của Việt Nam đối với đồng tiền hết sức mới mẻ này.
54 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính / Đỗ Thị Vân Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 37-39 .- 658
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đang tác động sâu sắc tới thị trường lao động, với sự thay đổi cấu trúc số lượng công việc, gia tăng yêu cầu và kỹ năng liên quan tới công nghệ tài chính. Những thay đổi này làm gia tăng khoảng cách cung - cầu lao động nếu không có những ứng phó kịp thời. Để phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chương trình hỗ trợ tài chính và gia tăng khả năng tiếp cận các khóa học, đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Tại Việt Nam, một số giải pháp đã được thực hiện nhưng cần các sáng kiến và biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn.
55 Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số / Lê Xuân Hương // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 59-61 .- 332.04
Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số là vấn đề hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi vấn đề an ninh mạng, bảo mật đang trở thành thách thức to lớn đối với lĩnh vực ngân hàng. Bài viết đánh giá về thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.
56 Bàn thêm về phát triển thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 75-77 .- 332
Tại Việt Nam, dù mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng công nghệ tài chính (Fintech) đề ra đang phát triển mạnh mẽ và được các nhà đầu tư đánh giá có triển vọng trở thành một trong những thị trường Fintech tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng rộng mở, thị trường Fintech Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết đề cập đến Fintech từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam, nhìn nhận các thách thức, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển Fintech trong thời gian tới.
57 Hoàn thiên công tác kiểm tra văn bản lĩnh vực tài chính / Nguyễn Thị Quỳnh Chi // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 24-27 .- 332
Công tác kiểm tra văn bản là một trong những hoạt động nhằm kịp thời phát hiện, những văn bản về tài chính có chưa phù hợp với quy định pháp luật, mẫu thuẫn, chồng chéo, từ đó có giải pháp xử lý góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về tài chính nói riêng. Công tác này trong thời gian qua đã được Bộ Tài chính quyết liệt triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính.
58 Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam / Lê Quang Thuận, Nguyễn Thị Nhật Linh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 18-21 .- 332
Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý - chiến lược quan trọng và giàu tiềm năng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh khu vực và thế giới đang có những thay đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội dẫn đến xu hướng định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu theo hướng hình thành và phát triển một số trung tâm tài chính mới, khác biệt với những trung tâm tài chính hiện có, Việt Nam hội tụ nhiều cơ hội trở thành trung tâm tài chính mới ở châu Á.
59 Phát triển tài chính toàn diện, đẩy lùi tín dụng đen tại Việt Nam / Phạm Thanh Nhật // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 50-52 .- 332
Trong những năm gần đây, tín dụng đen đã len lỏi từ thành thị tới nông thôn, nhiều trường hợp vay tín dụng đen dẫn đến vỡ nợ, làm đảo lộn cuộc sống của người dân, gây ra hệ lụy cho xã hội. Trước tình hình đó, tài chính toàn diện là một trụ cột quan trọng trong việc đẩy lùi tín dụng đen, giúp phát triển thị trường tài chính đồng bộ, lành mạnh; thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước. Bài viết phân tích thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam và làm rõ vai trò của tài chính toàn diện hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển tài chính toàn diện nhằm đẩy lùi tín dụng đen.
60 Giải pháp phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Tịnh // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 53-56 .- 332
Các tổ chức tài chính vi mô được hình thành với mục tiêu trợ giúp cho các đối tượng khó khăn trong xã hội được tiếp cận dịch vụ tài chính, dịch vụ đào tạo, dịch vụ việc làm… với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tăng chất lượng cuộc sống của người dân. Tại Việt Nam hiện nay, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Thực trạng này đòi hỏi cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa từ cả phía cơ quan quản lý nhà nước và từ chính các tổ chức tài chính vi mô.