CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Quốc tế

  • Duyệt theo:
31 Thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Pháp / Trương Thị Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 149-151 .- 327

Dù chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất trong khối ASEAN tại Pháp và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này vẫn đang rất rộng mở. Pháp hiện là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Trong khi đó, với việc Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu có hiệu lực, hoạt động đầu tư của hai nước cũng ngày càng được tăng cường. Bài viết trao đổi về thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Pháp trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

32 Thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc / Lê Thị Mai Anh // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 155-157 .- 327

Việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đã có tác động tích cực, làm giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc có thêm những khởi sắc đáng kể trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, cán cân thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc vẫn luôn thâm hụt ở mức cao, khoảng cách chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu ngày càng rộng hơn theo thời gian và chưa có dấu hiệu giảm. Bài viết trao đổi về thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Hàn Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai nước theo hướng bền vững.

33 Ý nghĩa chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với an ninh hàng hải quốc tế trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Lê Thị Thanh Tâm, Nguyễn Tuấn Bình // .- 2023 .- Số 03 (58) - Tháng 6 .- Tr. 92-101 .- 327

Phân tích tầm quan trọng chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sự điều chỉnh chiến lược an ninh hàng hải của một số quốc gia và tổ chức quốc tế đối với khu vực này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.

34 Hai cách lý giải về quyền lục trong quan hệ Quốc tế: Quyền lực như nguồn lực và quyền lực thể hiện qua quan hệ / Nguyễn Anh Cường, Nguyễn Việt Đức // Châu Mỹ ngày nay .- 2023 .- Số 3(300) .- Tr. 15-25 .- 327

Nghiên cứu về hai cách lý giải về quyền lục trong quan hệ Quốc tế đó là Quyền lực như nguồn lực và quyền lực thể hiện qua quan hệ. Khái niệm về quyền lực luôn gây ra nhiều tranh luận trong các nghiên cứu quan hệ quốc tế.

35 Quan hệ kinh tế an ninh – quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong nhiệm kỳ của tổng thống Donald J. Trumo (2017-2021) / Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Thanh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 66-75 .- 327

Tìm hiểu về quan hệ kinh tế an ninh – quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong nhiệm kỳ của tổng thống Donald J. Trumo (2017-2021). Bài viết nhằm góp phần làm rõ về quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donal J. Trum (2017-2021) qua khảo cứu về hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế và an ninh – quốc phòng.

36 Lợi ích Quốc gia trong bối cảnh hiện nay: Từ lý thuyết tới thực tiễn / Hoàng Khắc Nam // Châu Mỹ ngày nay .- 2023 .- Số 2(299) .- Tr. 25-37 .- 327

Trên cơ sở chỉ rõ cách nhận diện lợi ích Quốc gia, phân tích các biển số trong xác định lợi ích quốc gia và vai trò của lợi ích Quốc gia cơ bản, bài viết đã chỉ ra một số xu hướng khác của lợi ích quốc gia trong bối hiện nay.

37 Ba thập niên quan hệ Asean – Trung Quốc nhìn lại và hướng tới / Đàm Huy Hoàng // Châu Mỹ ngày nay .- 2023 .- Số 4(277) .- Tr. 67-76 .- 327

Tập trung phân tích, đánh giá tiến trình phát triển của quan hệ Asean – Trung Quốc trong ba thập niên qua. Từ đó góp phần dự báo triển vọng của mối quan hệ này trong thời gian sắp tới.

38 Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á: thực trạng quan hệ và định hướng chính sách của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 / Á Đông // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 3(130) .- Tr. 43-66 .- 327

Phân tích và làm rõ tầm quan trọng của Đông Nam Á, đánh giá quan hệ của Việt Nam với từng quốc gia trong khu vực trong thập kỷ qua, và đề xuất một số định hướng chính sách nhằm củng cố và tăng cường hơn nửa quan hệ Việt Nam với các nước trong khu vực trong thập kỷ tới.

39 Quan hệ Nga – EU: những kịch bản sau xung đột vũ trang ở Ukraine / Nghiêm Tuấn Hùng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 12(267) .- Tr. 3-13 .- 327

Nghiên cứu đưa ra 5 kịch bản có thể diễn ra đối với quan hệ giữa Nga với các nước EU trong tương lai, đó là: 1. Duy trì mâu thuẩn chiến lược nhưng cùng tồn tại hòa bình; 2. Chiến tranh lạnh mới; 3. Chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát triển; 4. Nga thiết lập một trật tự kiểu Nga ở Châu Âu; 5. Kịch bản không thể đoán định.

40 Một số vấn đề kinh tế chính trị trong thương mại Việt Nam – Trung Quốc / Phan Thanh Thanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 626+627 .- Tr. 25 - 27 .- 330

Bài báo chỉ ra các vấn đề kinh tế chính trị trong thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh chuyển dịch trật tự kinh tế thế giới hiện nay. Từ đó, gợi ý lựa chọn quan điểm thương mại của Việt Nam với Trung Quốc.